Câu hỏi: Nước ta có nền văn hiến rực rỡ lâu đời. Nhân dân ta có ý thức tự chủ, ý chí tự cường, gắn bó và bảo vệ quê hương đất nước, từng làm thất bại mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dân ta vẫn giữ vững nền độc lập của đất nước và bản sắc riêng của nền văn hoá Việt Nam. Gắn bó với cội nguồn, với xứ sở bằng tất cả niềm tự hào ấy, tổ tiên vẫn nhắc nhở cháu con ghi sâu vào lòng câu tục ngữ
Bờ tre, mái rạ, cây cau, mảnh vườn, chiếc ao... là những cảnh vật thân thuộc với nhân dân, với làng xóm ta từ bao đời nay. Cái ao dù nhỏ, đều là sở hữu thân thiết của mọi gia đình nông thôn. Ao là nơi tắm, giặt giũ là nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đó là ao cạn vớt bèo cấy muống trong thơ Nguyễn Trãi hay xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo trong một ý thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cầu ao, bờ ao cũng là những hình ảnh đã trở thành mảnh của hồn người dân quê:
Vế thứ hai là một so sánh ao nhà với ao người. Ao người thì xa lạ. Còn ao nhà thì thân thiết yêu thương. Vì thế dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Niềm tự hào, ý thức tự lập tự cường được khẳng định: ao nhà vẫn hơn.
Câu tục ngữ ra đời trong xã hội phong kiến, giữa một nền sản xuất tiểu nông, khi đất nước ta phải đương đầu với âm mưu đồng hoá - nô dịch của ngoại bang, nên nó mang nội dung tư tưởng tích cực. Nó thể hiện tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Nó biểu thị ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc chính đáng.
Điều kiện lịch sử và xã hội của nông thôn ta, đất nước ta ngày nay đã có nhiều đổi thay. Con người Việt Nam vẫn phải phát huy cao độ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần tự lập tự cường, đồng thời phải biết hoà hợp, vừa phát huy nội lực và tiếp thu văn minh các thành tựu khoa học kĩ thuật, văn hoá tiên tiến của các nước gần xa. Một mặt phải chống tư tưởng bảo thủ, khép kín, mặt khác biết giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hoá Việt Nam.
Một nước Việt Nam hiện đại, phồn vinh, có nền vãn hoá giàu bản sắc và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng dân tộc. Muốn hoà nhập mà không bị hoà tan, mở cửa nhưng không bị biến thành cái bóng mờ của thiên hạ thì phải phát huy nội lực, nêu cao tinh thần tự lực tự cường để tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ. Việt Nam mở cửa đón gió mát bốn phương với rất nhiều thời cơ và thách thức lớn. Nhân dân ta sẽ "tắm" ao hồ của người khắp bốn phương nhưng vẫn không bao giờ quên cái mát trong của ao nhà. Câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Đất nước đã có nhiều đổi mới. Nhân dân ta đang cùng các dân tộc trên thế giới bước vào thế kỉ XXI. Trong hoàn cảnh ấy, tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi chúng ta sẽ được bao điều thú vị.Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Bờ tre, mái rạ, cây cau, mảnh vườn, chiếc ao... là những cảnh vật thân thuộc với nhân dân, với làng xóm ta từ bao đời nay. Cái ao dù nhỏ, đều là sở hữu thân thiết của mọi gia đình nông thôn. Ao là nơi tắm, giặt giũ là nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đó là ao cạn vớt bèo cấy muống trong thơ Nguyễn Trãi hay xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo trong một ý thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cầu ao, bờ ao cũng là những hình ảnh đã trở thành mảnh của hồn người dân quê:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
(Ca dao)
Cái ao là một biểu tượng của gia đình, quê hương, xứ sở. Nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân cày quê ta. Được tắm mát ở ao nhà, nhớ cái ao nước trong veo, họ thầm nhắc:Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
(Ca dao)
Ta về ta tắm ao ta
Ba chữ ta nhắc đi nhắc lại, cùng với bốn tiếng ta tắm ao ta vang lên, biểu lộ niềm tự hào và tấm lòng yêu quý đối với gia đình, quê hương. Nó còn thể hiện một quan niệm, một triết lí sống đẹp: tự tôn tự cường, tin yêu mình, trân trọng những giá trị tốt đẹp do mồ hôi và xương máu mình xây dựng nên.Vế thứ hai là một so sánh ao nhà với ao người. Ao người thì xa lạ. Còn ao nhà thì thân thiết yêu thương. Vì thế dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Niềm tự hào, ý thức tự lập tự cường được khẳng định: ao nhà vẫn hơn.
Câu tục ngữ ra đời trong xã hội phong kiến, giữa một nền sản xuất tiểu nông, khi đất nước ta phải đương đầu với âm mưu đồng hoá - nô dịch của ngoại bang, nên nó mang nội dung tư tưởng tích cực. Nó thể hiện tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Nó biểu thị ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc chính đáng.
Điều kiện lịch sử và xã hội của nông thôn ta, đất nước ta ngày nay đã có nhiều đổi thay. Con người Việt Nam vẫn phải phát huy cao độ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần tự lập tự cường, đồng thời phải biết hoà hợp, vừa phát huy nội lực và tiếp thu văn minh các thành tựu khoa học kĩ thuật, văn hoá tiên tiến của các nước gần xa. Một mặt phải chống tư tưởng bảo thủ, khép kín, mặt khác biết giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hoá Việt Nam.
Một nước Việt Nam hiện đại, phồn vinh, có nền vãn hoá giàu bản sắc và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng dân tộc. Muốn hoà nhập mà không bị hoà tan, mở cửa nhưng không bị biến thành cái bóng mờ của thiên hạ thì phải phát huy nội lực, nêu cao tinh thần tự lực tự cường để tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ. Việt Nam mở cửa đón gió mát bốn phương với rất nhiều thời cơ và thách thức lớn. Nhân dân ta sẽ "tắm" ao hồ của người khắp bốn phương nhưng vẫn không bao giờ quên cái mát trong của ao nhà. Câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Dù nội dung, ý nghĩa có ít nhiều thay đổi, nhưng cái tâm, cái tấm lòng hồn hậu, chất phác, thật thà, trong sáng của con người Việt Nam đối với gia đình, quê hương, đất nước thật là đáng quý trọng muôn ngàn lần.Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!