Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm

Câu hỏi: (trang 121 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, chị, bạn, thầy cô giáo).
Phương pháp giải

1. Yêu cầu của bài làm
- Về nội dung: Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về một người thân của mình.
+ Đối tượng biểu cảm: người thân
+ Những tình cảm chính được bộc lộ:
→ yêu quý, kính trọng, thương mến
→ biết ơn, trân trọng
→ nhung nhớ, mong nhớ
...
- Về loại văn bản: văn bản biểu cảm
- Về bố cục và diễn đạt (lưu ý các biện pháp nghệ thuật biểu cảm):
→ Sử dụng kết hợp miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm
→ Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả
2. Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài:

- Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
- Nêu cảm xúc ban đầu: yêu quý, kính trọng,…
b. Thân bài:
- Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo.
- Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử đối với nghề nghiệp và với mọi người.
- Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn,…)
c. Kết bài: Cảm nhận chung về đối tượng
Lời giải chi tiết
Bài tham khảo:
Cảm nghĩ về bố

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.