T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Từ đồng âm

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Từ đồng âm

Câu 1

Câu 1 (trang 109 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài tập 1, tr. 136, SGK
Lời giải chi tiết:
Các từ đồng âm:
�����
M:
thu

thu 1: mùa thu
nam
nam 1: phương nam


thu 2: thu tiền
nam 2: nam nhi
cao
cao 1: cao thấp
sức
sức 1: sức lực

cao 2: nấu cao
sức 2: trang sức
ba
ba 1: số ba
nhè
nhè 1: khóc nhè

ba 2: ba mẹ
nhè 2: nhè nhẹ
tranh
tranh 1: nhà tranh
tuốt
tuốt 1: thẳng tuốt

tranh 2: tranh cãi tuốt 2: tuốt lúa

sang
sang 1: sang sông
môi
môi 1: đôi môi

sang 2: sang trọng
môi 2: môi giới

Câu 2

Câu 2 (trang 110 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài tập 2, tr. 136, SGK
Lời giải chi tiết:
a)
- Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
(1): Bộ phận giữa đầu và thân.
(2): Chỉ bộ phận của các vật dụng đồ dùng có nét tương đồng với nghĩa gốc: cổ áo, cổ chai, cổ lọ, …
- Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa của các nghĩa sau.
b) Từ đồng âm với từ cổ: cổ kính (cũ)

Câu 3

Câu 3 (trang 111 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài tập 3, tr. 136, SGK
Lời giải chi tiết:
Đặt câu:
- Chúng ta ngồi vào bàn để cùng nhau bàn bạc về việc này.
- Con sâu lẩn sâu vào trong tán lá.
- Năm nay, trường ta có năm bạn được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố.

Câu 4

Câu 4 (trang 111 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài tập 4, tr. 136, SGK
Lời giải chi tiết:
- Anh chàng đã sử dụng từ đồng âm để âm mưu không trả lại vạc cho người hàng xóm. (vạc – con vạc, cái vạc; đồng - kim loại đồng, đồng ruộng)
- Cách xử kiện của em: phân biệt rõ ràng nghĩa của mỗi từ vạc và đồng mà mỗi người sử dụng (vạc của người mượn nói đến là con vạc, vạc của người cho mượn là cái vạc; đồng mà người mượn nói đến là đồng ruộng, đồng mà người cho mượn nói đến là một loại kim loại). Nếu là em, em sẽ hỏi anh ta: Anh mượn vạc để làm gì?
 

Quảng cáo

Back
Top