Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Sự giàu đẹp của tiếng việt
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến "thời kì lịch sử"): Nêu nhận định tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Đoạn 2 (Còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.
Trong đoạn thứ nhất của bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào và sử dụng phép lập luận ấy để làm gì?
Lời giải chi tiết:
a, Trong đoạn thứ nhất, tác giả đã sử dụng phép lập luận: giải thích.
b, Tác giả đã sử dụng phép lập luận ấy để làm rõ:
- Một thứ tiếng đẹp là: hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
- Một thứ tiếng hay là: uyển chuyển, tế nhị trong cách đặt câu.
Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a, Tác giả đã tập trung chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt ở đặc điểm: "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp".
b, Những chứng cứ đã được tác giả sử dụng để xác nhận đặc điểm ấy:
- Ấn tượng, nhận xét của người nước ngoài:
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
+ Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
- Những ưu thế của tiếng Việt về mặt ngữ âm:
+ Giàu về thanh điệu.
+ Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
c, Việc lựa chọn và sắp xếp chứng cứ như trên là sự chứng minh một cách khách quan cho vẻ đẹp của tiếng Việt.
d, Bên cạnh đặc điểm nêu trên, tác giả còn đề cập một số vẻ đẹp khác của tiếng Việt như: tiếng Việt là thứ tiếng hay, dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt; Ngữ pháp dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn.
Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?
Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở các phương diện:
a. Nó không chỉ là một "thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm" mà còn là thứ tiếng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
b. Nó thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
c. Nó cũng thỏa mãn được các yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt.
d. Nó có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, tạo ra những từ mới, cách nói mới để biểu hiện những khái niệm mới.
e. Từ vựng, cấu tạo từ phong phú, giàu hình ảnh.
d. Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.
f. Có sự phát triển qua các thời kì.
Tìm 5 dẫn chứng thế hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.
Lời giải chi tiết:
- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn văn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:
+ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghêng
(Lượm)
+ "Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột".
(Mùa xuân của tôi)
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya)
Câu 1
Câu 1 (trang 39 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến "thời kì lịch sử"): Nêu nhận định tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Đoạn 2 (Còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.
Câu 2
Câu 2 (trang 39 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Trong đoạn thứ nhất của bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào và sử dụng phép lập luận ấy để làm gì?
Lời giải chi tiết:
a, Trong đoạn thứ nhất, tác giả đã sử dụng phép lập luận: giải thích.
b, Tác giả đã sử dụng phép lập luận ấy để làm rõ:
- Một thứ tiếng đẹp là: hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
- Một thứ tiếng hay là: uyển chuyển, tế nhị trong cách đặt câu.
Câu 3
Câu 3 (trang 39 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a, Tác giả đã tập trung chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt ở đặc điểm: "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp".
b, Những chứng cứ đã được tác giả sử dụng để xác nhận đặc điểm ấy:
- Ấn tượng, nhận xét của người nước ngoài:
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
+ Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
- Những ưu thế của tiếng Việt về mặt ngữ âm:
+ Giàu về thanh điệu.
+ Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
c, Việc lựa chọn và sắp xếp chứng cứ như trên là sự chứng minh một cách khách quan cho vẻ đẹp của tiếng Việt.
d, Bên cạnh đặc điểm nêu trên, tác giả còn đề cập một số vẻ đẹp khác của tiếng Việt như: tiếng Việt là thứ tiếng hay, dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt; Ngữ pháp dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn.
Câu 4
Câu 4 (trang 40 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?
Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở các phương diện:
a. Nó không chỉ là một "thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm" mà còn là thứ tiếng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
b. Nó thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
c. Nó cũng thỏa mãn được các yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt.
d. Nó có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, tạo ra những từ mới, cách nói mới để biểu hiện những khái niệm mới.
e. Từ vựng, cấu tạo từ phong phú, giàu hình ảnh.
d. Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.
f. Có sự phát triển qua các thời kì.
Câu 5
Câu 5 (trang 41 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Tìm 5 dẫn chứng thế hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.
Lời giải chi tiết:
- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn văn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:
+ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghêng
(Lượm)
+ "Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột".
(Mùa xuân của tôi)
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya)