T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Câu 1

Câu 1 (trang 121 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm ví dụ để minh họa cho các kiểu câu đơn bình thường được phân loại theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
Lời giải chi tiết:
Các ví dụ:
a) Câu trần thuật: Thành phố lên đèn như sao sa.
b) Câu nghi vấn: Sao u đi lâu thế nhỉ?
c) Câu cầu khiến: Đuổi cổ nó ra!
d) Câu cảm thán: Ôi thật là một tấn bi kịch!

Câu 2

Câu 2 (trang 122 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt khác nhau chỗ nào?
Trong các câu sau đây, câu nào là câu đơn bình thường, câu nào là câu đơn đặc biệt:
a) En-ri-cô yêu dấu của bố !
b) Việc học quả là khó nhọc đối với con.
c) Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười.
(Theo Ngữ văn 7, tập một)
Lời giải chi tiết:
- Câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt khác nhau ở chỗ:
+ Câu đơn bình thường là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ - vị.
+ Câu đơn bình thường là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Trong 3 câu trên:
+ Câu a là câu đơn đặc biệt.
+ Câu b, c là câu đơn bình thường.

Câu 3

Câu 3 (trang 123 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Em hãy tóm tắt công dụng của các dấu câu đã học: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
- Dấu chấm: Dùng để kết thúc câu tường thuật.
- Dấu phẩy:
+ Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu.
+ Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
+ Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng.
- Dấu chấm phẩy:
+ Dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.
+ Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
- Dấu chấm lửng:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận giải thích.
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
+ Nối các bộ phận trong liên danh.

Câu 4

Câu 4 (trang 124 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Đoạn văn sau đây đã được lược đi các dấu câu. Hãy điền các dấu câu thích hợp vào những chỗ cần có.
Chàng mèo mướp mà chàng mèo nào cũng thế không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ mèo chỉ bắt những con chuột tiểu yêu đó để đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh vì loài chuột nhép cứ băng nhặng rúc rích trong xó bếp là chỗ nghỉ ngơi của mèo chính những con chuột lớn lại đứng đắn không ầm ĩ đến thế chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt nhưng chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được đời đời cái giống chuột nhắt tại quái cứ làm rức tai loài mèo.
(Theo Tô Hoài)
Lời giải chi tiết:
Chàng mèo mướp - mà chàng nào cũng thế - không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ. Mèo chỉ bắt những con chuột tiểu yêu đó để đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh: vì loài chuột nhép cứ bặng nhặng, rúc rích trong xó bếp, là chỗ nghỉ ngơi của mèo. Chính những con chuột lớn lại đứng đắn, không ầm ĩ đến thế. Chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt. Những chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được. Ðời đời, cái giống chuột nhắt tai quái cứ làm rức tai loài mèo.
 

Quảng cáo

Back
Top