Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện tập lập luận chứng minh
Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của nhân dân ta từ xưa đến nay.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" có nội dung: nói về sự đền ơn đáp nghĩa.
c. Các dẫn chứng chứng minh cho đạo lí trên:
+ Dẫn chứng thực tế:
- Trong lịch sử: Khắc tên những người anh hùng lên bia, lập đền thờ những vị vua, vị tướng có công với đất nước.
- Trong hiện tại: con cháu báo hiếu cho ông bà, cha mẹ, trả ơn cho người đã giúp đỡ mình khi khó khăn,...
+ Dẫn chứng trong sách vở, phim ảnh: Đạo lí ấy thấm nhuần vào cả cái nhìn về đời sống, nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ.
d. Suy nghĩ của em về đạo lí trên: đó là đạo lí tốt đẹp, quý báu của nhân dân ta. Những người trẻ ngày hôm nay cần phải tiếp nối truyền thống ấy, gìn giữ và phát huy nó.
Hai bạn Hùng và Anh không thống nhất được với nhau về cách chứng minh một câu nói của người xưa: "Nếu lúc trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên liệu có thể làm được việc gì có ích?". Hùng cho rằng: phải chia phần chứng minh trong thân bài thành các bước:
Bước 1: Chứng minh rằng nếu còn trẻ mà ta lại không chịu học.
Bước 2: Chứng minh rằng lớn lên ta sẽ không làm được việc gì.
Kết luận rút ra: Vì vậy, không nên lơ là học tập lúc còn trẻ.
Theo em, có thể làm bài theo cách của bạn Hùng được hay không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Theo em, không thể làm bài theo cách của Hùng.
- Bởi vì: Luận cứ mà Hùng đưa ra chưa mang tính vấn đề, chưa nói lên được một điều trọn vẹn, hơn nữa, các luận cứ không cho thấy sự nối kết với nhau để làm nổi bật luận điểm.
Bạn Anh lại muốn chứng minh theo một trình tự khác. Trình tự ấy như sau:
Bước 1: Chứng minh rằng, từ xưa đã thế và ngày nay lại càng như thế, muốn làm tốt bất cứ việc gì thì con người cũng phải có kiến thức, nghĩa là phải học.
Bước 2: Chứng minh rằng người ta không thể có kiến thức nếu không chịu học.
Bước 3: Chứng minh rằng, do đó, những người khi trẻ chịu khó học thì lớn lên làm việc rất tốt; và ngược lại, những người khi còn trẻ không chịu học thì lớn lên sẽ không làm được việc gì.
Kết luận rút ra: Vì vậy, không nên lơ là học tập.
Em thấy có nên làm bài theo cách của bạn Anh không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Em thấy, nên làm bài theo cách của Anh.
- Bởi vì, trình tự các bước làm bài rất logic, đi từ tiền đề chung đến luận điểm cần chứng minh, bài làm sẽ có tính sắc bén và thuyết phục.
Bạn Hùng còn là người rất chịu khó tìm đọc những đoạn văn chứng minh hay của các bạn học sinh, đúng theo tinh thần "Học thầy không tày học bạn"...
Lời giải chi tiết:
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Anh.
- Bởi vì: Đoạn văn mà bạn Hùng đưa ra là một đoạn văn thuần túy biểu cảm, không bao gồm dẫn chứng để thuyết phục người đọc nên không thể xem là đoạn văn chứng minh.
Câu 1
Câu 1 (trang 52 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của nhân dân ta từ xưa đến nay.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" có nội dung: nói về sự đền ơn đáp nghĩa.
c. Các dẫn chứng chứng minh cho đạo lí trên:
+ Dẫn chứng thực tế:
- Trong lịch sử: Khắc tên những người anh hùng lên bia, lập đền thờ những vị vua, vị tướng có công với đất nước.
- Trong hiện tại: con cháu báo hiếu cho ông bà, cha mẹ, trả ơn cho người đã giúp đỡ mình khi khó khăn,...
+ Dẫn chứng trong sách vở, phim ảnh: Đạo lí ấy thấm nhuần vào cả cái nhìn về đời sống, nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ.
d. Suy nghĩ của em về đạo lí trên: đó là đạo lí tốt đẹp, quý báu của nhân dân ta. Những người trẻ ngày hôm nay cần phải tiếp nối truyền thống ấy, gìn giữ và phát huy nó.
Câu 2
Câu 2 (trang 53 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Hai bạn Hùng và Anh không thống nhất được với nhau về cách chứng minh một câu nói của người xưa: "Nếu lúc trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên liệu có thể làm được việc gì có ích?". Hùng cho rằng: phải chia phần chứng minh trong thân bài thành các bước:
Bước 1: Chứng minh rằng nếu còn trẻ mà ta lại không chịu học.
Bước 2: Chứng minh rằng lớn lên ta sẽ không làm được việc gì.
Kết luận rút ra: Vì vậy, không nên lơ là học tập lúc còn trẻ.
Theo em, có thể làm bài theo cách của bạn Hùng được hay không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Theo em, không thể làm bài theo cách của Hùng.
- Bởi vì: Luận cứ mà Hùng đưa ra chưa mang tính vấn đề, chưa nói lên được một điều trọn vẹn, hơn nữa, các luận cứ không cho thấy sự nối kết với nhau để làm nổi bật luận điểm.
Câu 3
Câu 3 (trang 54 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Bạn Anh lại muốn chứng minh theo một trình tự khác. Trình tự ấy như sau:
Bước 1: Chứng minh rằng, từ xưa đã thế và ngày nay lại càng như thế, muốn làm tốt bất cứ việc gì thì con người cũng phải có kiến thức, nghĩa là phải học.
Bước 2: Chứng minh rằng người ta không thể có kiến thức nếu không chịu học.
Bước 3: Chứng minh rằng, do đó, những người khi trẻ chịu khó học thì lớn lên làm việc rất tốt; và ngược lại, những người khi còn trẻ không chịu học thì lớn lên sẽ không làm được việc gì.
Kết luận rút ra: Vì vậy, không nên lơ là học tập.
Em thấy có nên làm bài theo cách của bạn Anh không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Em thấy, nên làm bài theo cách của Anh.
- Bởi vì, trình tự các bước làm bài rất logic, đi từ tiền đề chung đến luận điểm cần chứng minh, bài làm sẽ có tính sắc bén và thuyết phục.
Câu 4
Câu 4 (trang 55 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Bạn Hùng còn là người rất chịu khó tìm đọc những đoạn văn chứng minh hay của các bạn học sinh, đúng theo tinh thần "Học thầy không tày học bạn"...
Lời giải chi tiết:
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Anh.
- Bởi vì: Đoạn văn mà bạn Hùng đưa ra là một đoạn văn thuần túy biểu cảm, không bao gồm dẫn chứng để thuyết phục người đọc nên không thể xem là đoạn văn chứng minh.