T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Câu 1

Câu 1 (trang 129 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài tập phần Chuẩn bị ở nhà, tr. 154, SGK
Lời giải chi tiết:
Lập dàn ý cho bài nói: Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
a, Mở bài (Giới thiệu tác phẩm và ấn tượng, cảm xúc chung nhất của mình về bài thơ):
- Đây là một trong những bài thơ hay, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài thơ tạo cho người đọc nhiều xúc cảm thẩm mỹ tích cực về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
b, Thân bài (lần lượt trình bày các cảm nhân về bài thơ):
- Cảm nhận về nội dung của bài thơ:
+ Bài thơ khiến người đọc chìm đắm vào một khung cảnh nên thơ, trữ tình.
+ Bài thơ khẳng định vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh, vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ.
- Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ: nghệ thuật sắp xếp ngôn từ tài tình
+ Sử dụng phép điệp (điệp ngắt quãng, điệp vòng).
+ Nghệ thuật phối cảnh bằng ngôn từ.
c, Kết bài (đánh giá về ý nghĩa bài thơ, chào tạm biệt và cảm ơn người nghe):
- Bài thơ là một mẫu mực cho thể thơ 5 chữ, khẳng định vẻ đẹp của thơ ca trong việc khắc họa cuộc sống, biểu đạt tâm tình con người.
- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe, chào tạm biệt.
Bài mẫu
Hồ Chủ tịch không những là vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ nổi tiếng. Đọc bài thơ Cảnh khuya em càng thấy rõ hơn tâm hồn thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ trong Bác. Em thấy say mê cảnh đẹp hùng vĩ nên thơ của núi rừng Việt Bắc - cái nôi của cách mạng. Em cũng rất khâm phục, kính yêu lòng yêu nước vĩ đại của Bác:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên đẹp của rừng Việt Bắc thể hiện ở ngay câu thơ đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên thơ mộng hơn, tươi đẹp hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Âm thanh mới trong trẻo, du dương, ngân nga làm sao. Âm "a" cuối câu gợi nên cung bậc của tiếng suối đều đặn, miên man, mang lại cho tâm hồn em một âm hưởng thiết tha, ngọt ngào, mà sâu lắng. Nghệ thuật so sánh còn tạo ra một vẻ đẹp mới cho hình ảnh thơ: Bác biến dòng suối thành tiếng hát, một âm thanh rất trong trẻo, trẻ trung. Tiếng suối như có hồn của người nghệ sĩ. Bác đứng dưới rừng Việt Bắc thưởng thức tiếng suối, thưởng thức cảnh thiên nhiên của núi rừng khi đã về khuya. Phải rất say mê, chan hòa với thiên nhiên, hòa hợp thân thiết với thiên nhiên Bác mới nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên như thế. Thiên nhiên tạo ra vẻ đẹp trong tâm hồn Bác. Đọc đến đây dẫu không phải là người nghệ sĩ, không thân thiết được với thiên nhiên như Bác, em cũng thấy lòng mình rung động mãnh liệt. Em thấy vô cùng sung sướng, xúc động và em như thấy con suối hiện ra trước mắt mình thật lung linh, huyền ảo.
Nếu như tiếng suối làm cho cảnh vật tĩnh lặng, sâu lắng thì ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng hơn:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng tròn vành vạnh tỏa ánh sáng xuống trần gian. Những lùm cây rậm rạp được trăng chiếu xuống trông như những sợi kim tuyến lấp lánh trang điểm trên mái tóc bồng bềnh của nàng thiếu nữ. Trăng soi qua kẽ lá, chiếu xuống đất tạo thành muôn vàn những đốm trắng nhỏ li ti trên mặt đất lấm tấm như hoa gấm. Trăng, cây cổ thụ, bóng hoa tuy ở ba tầng bậc khác nhau nhưng chúng không cách biệt mà gắn bó, đan xen vào nhau, lồng vào nhau, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Chúng cũng sống động lên nhờ từ "lồng". Trước mắt em là một bức tranh tươi đẹp, các nét cảnh hòa quyện đan xen khiến cho bức tranh đó làm em say mê, ngây ngất.
Cảnh rừng Việt Bắc rất phong phú nhưng Bác chỉ khắc họa một vài nét: ánh trăng, tiếng suối. Tuy nhiên em vẫn hình dung thấy một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Người.
Phải chăng Bác thao thức, chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Nghệ thuật so sánh này gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Cảnh rừng Việt Bắc như một bức tranh - "như vẽ "một bức tranh tươi đẹp nhưng cũng hết sức hoàn hảo, có trăng, có suối, có bóng hoa, có cây cổ thụ. Hai lần tác giả dùng biện pháp so sánh trong bài nhưng mỗi lần so sánh lại mang đến một vẻ đẹp tươi khác nhau. Nhờ đó cảnh rừng Việt Bắc hiện ra cụ thể hơn. Hãy trở lại với tâm hồn của Bác. Bác muôn vàn kính yêu của chúng ta quả là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc. Khác với người xưa, Bác không những yêu thiên nhiên mà Bác còn lo lắng cho nước nhà, lo cho giang sơn tươi đẹp:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cảm xúc khâm phục Bác càng dâng lên trong em. Câu thơ đã lí giải toàn bộ nguyên do vì sao Bác không ngủ: vì lo nỗi nước nhà. Nhờ câu thơ này em hiểu ra hoàn cảnh của Bác lúc đó. Có lẽ đã bao đêm Bác thao thức không ngủ như thế này vì Bác lo cho dân, cho nước. Rồi đêm nay, giữa núi rừng Việt Bắc, bất chợt gặp khung cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, lòng Bác tràn trề cảm xúc và đã bật ra những vần thơ chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Điều ấy càng khiến em xúc động. Em càng kính yêu, khâm phục vô bờ bến đối với tâm hồn, trái tim vĩ đại của Bác.
Đọc Cảnh khuya em vừa say mê với cảnh vừa khâm phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Đọc bài thơ em bắt gặp tâm hồn của người thi sĩ và tấm lòng của người chiến sĩ. Tâm hồn ấy, tấm lòng ấy kết hợp hài hòa trong con người Bác. Bác không bao giờ xao lãng việc nước, xao lãng việc quân dù chỉ trong một chút thư giãn với thiên nhiên hay một thoáng mơ màng sau một ngày làm việc vất vả. Từ đó em càng thấy kính trọng, tôn kính Người.
(Bài làm đạt giải nhì trong kì thi HS giỏi cấp thành phố của Lễ Thị Thu Trang - HS lớp 6 Trường THCS Trần Đăng Ninh, Nam Định)

Câu 2

Câu 2 (trang 130 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Phát biểu nói biểu cảm và viết bài biểu cảm có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Em hãy so sánh và tìm ra các đặc điểm đó.
Lời giải chi tiết:
1642302855731.png
 

Quảng cáo

Back
Top