Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Liệt kê
(Bài tập 1, tr. 106, SGK)
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1: Liệt kê về sức mạnh của tinh thần yêu nước:
+ kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn.
+ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
+ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Đoạn 2: Liệt kê những tấm gương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước rất đáng tự hào ở các thời đại:
+ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Đoạn 3: Liệt kê các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã có hành động yêu nước xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:
+ Các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.
+ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.
+ chiến sĩ ngoài mặt trận
+ những công chức ở hậu phương
+ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn mình thì giúp việc vận tải.
+ các bà mẹ chiến sĩ
+ nam nữ công nhân, nông dân
Tìm phép liệt kê trong các đọan trích sau đây:
a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!
(Nguyễn Ái Quốc)
b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
Lời giải chi tiết:
Các phép liệt kê:
a)
+ dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
+ Những cu li xe kéo xe tay; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng.
+ cái rốn một chú khách trưng ra; một viên quan uể oải bước qua
+ tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.
c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Lời giải chi tiết:
a. Giờ ra chơi, các bạn học sinh trường em như bầy ong vỡ tổ, nhóm con gái nhảy dây, nhóm con trai bắt bóng, nhóm học chăm thì ngồi tại lớp học bài như những con ong chăm chỉ.
b. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện, hèn hạ của Varen; khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù với tư thế ung dung, bình thản, luôn im lặng.
c. Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khỉnh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản hội nay đã là toàn quyền Va-ren.
Trong đoạn trích sau, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để diễn tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
Lời giải chi tiết:
- Những câu liệt kê: như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.
- Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh của Chí Phèo sau khi ở tù về, hắn đã bị biến đổi hoàn toàn về nhân dạng, từ một con người trở thành một tên quỷ dữ.
Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Tôi đứng tựa vào lòng Uyển, vừa ngồm ngoàm nhai quả, vừa hỏi chuyện từ cây cam ở đầu sân, cây hồng ở bờ ao, khóm tầm xuân leo bờ giậu, cho đến con gà tô lấy giống từ trên ông Lí Đà Xuyên, con mèo xám mua ba hào rưỡi, con chó vện mua bằng tiền bỏ ống của tôi kì nghỉ hè năm ngoái.
(Nam Cao)
Lời giải chi tiết:
- Các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo trật tự: liệt kê những loài cây hoa (cây cam, cây hồng, khóm tầm xuân) trước rồi sau đó liệt kê những con vật (con gà tồ, con mèo xám, con chó vện).
- Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê này: Bày tỏ được lòng mong nhớ của người con xa quê với những cảnh vật, kỉ niệm ở quê nhà, dù đi xa nhưng vẫn nhớ như in bóng dáng quê hương từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Câu 1
Câu 1 (trang 102 VBT Ngữ văn 7, tập 2)(Bài tập 1, tr. 106, SGK)
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1: Liệt kê về sức mạnh của tinh thần yêu nước:
+ kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn.
+ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.
+ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Đoạn 2: Liệt kê những tấm gương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước rất đáng tự hào ở các thời đại:
+ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Đoạn 3: Liệt kê các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã có hành động yêu nước xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:
+ Các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.
+ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.
+ chiến sĩ ngoài mặt trận
+ những công chức ở hậu phương
+ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn mình thì giúp việc vận tải.
+ các bà mẹ chiến sĩ
+ nam nữ công nhân, nông dân
Câu 2
Câu 2 (trang 103 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Tìm phép liệt kê trong các đọan trích sau đây:
a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!
(Nguyễn Ái Quốc)
b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
Lời giải chi tiết:
Các phép liệt kê:
a)
+ dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
+ Những cu li xe kéo xe tay; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng.
+ cái rốn một chú khách trưng ra; một viên quan uể oải bước qua
+ tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Câu 3
Câu 3 (trang 104 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.
c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Lời giải chi tiết:
a. Giờ ra chơi, các bạn học sinh trường em như bầy ong vỡ tổ, nhóm con gái nhảy dây, nhóm con trai bắt bóng, nhóm học chăm thì ngồi tại lớp học bài như những con ong chăm chỉ.
b. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện, hèn hạ của Varen; khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù với tư thế ung dung, bình thản, luôn im lặng.
c. Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khỉnh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản hội nay đã là toàn quyền Va-ren.
Câu 4
Câu 4 (trang 104 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Trong đoạn trích sau, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để diễn tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
Lời giải chi tiết:
- Những câu liệt kê: như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.
- Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh của Chí Phèo sau khi ở tù về, hắn đã bị biến đổi hoàn toàn về nhân dạng, từ một con người trở thành một tên quỷ dữ.
Câu 5
Câu 5 (trang 105 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Tôi đứng tựa vào lòng Uyển, vừa ngồm ngoàm nhai quả, vừa hỏi chuyện từ cây cam ở đầu sân, cây hồng ở bờ ao, khóm tầm xuân leo bờ giậu, cho đến con gà tô lấy giống từ trên ông Lí Đà Xuyên, con mèo xám mua ba hào rưỡi, con chó vện mua bằng tiền bỏ ống của tôi kì nghỉ hè năm ngoái.
(Nam Cao)
Lời giải chi tiết:
- Các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo trật tự: liệt kê những loài cây hoa (cây cam, cây hồng, khóm tầm xuân) trước rồi sau đó liệt kê những con vật (con gà tồ, con mèo xám, con chó vện).
- Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê này: Bày tỏ được lòng mong nhớ của người con xa quê với những cảnh vật, kỉ niệm ở quê nhà, dù đi xa nhưng vẫn nhớ như in bóng dáng quê hương từ những điều nhỏ nhặt nhất.