Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Đọc bài văn (tr.89 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi
a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.
b. Hãy nêu dàn ý của bài.
c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.
Phương pháp giải:
a.
- Đọc toàn bộ đoạn văn, chú ý đoạn đầu và đoạn cuối để tìm nội dung và đối tượng biểu cảm.
- Nhan đề thường nêu đề tài, chủ đề hoặc một chi tiết, hình ảnh nổi bật có nhiều ý nghĩa được nói đến trong văn bản. Em có thể đặt nhan đề gắn với đối tượng biểu cảm hoặc tình cảm nổi bật được biểu lộ trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
a)
- Bài văn biểu đạt tình yêu làng quê An Giang của tác giả.
- Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.
- Nhan đề: An Giang quê hương tôi.
b) Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.
- Thân bài:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.
c) Phương thức biểu cảm của bài văn thể hiện trực tiếp qua những câu văn: Tôi da diết mong gặp lại …, Tôi thèm được … , Tôi tha thiết muốn biết … , Tôi muốn tìm lại …, …
Khi tìm hiểu đề văn biểu cảm, cần thực hiện những yêu cầu nào?
Phương pháp giải:
Đọc Ghi nhớ và kết hợp với các kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi tìm hiểu đề văn biểu cảm, cần thực hiện các yêu cầu: xác định đối tượng biểu cảm của bài văn, định hướng cảm xúc sẽ bày tỏ trong bài, xác lập hệ thống ý.
Để làm bài văn biểu cảm, cần hoàn thành các công việc nào sau đây?
A. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý và viết bài.
B. Tìm ý, lập dàn ý, đọc các văn bản mẫu, viết bài và sửa bài.
C. Tìm hiểu đề, đọc các văn bản mẫu, viết bài và sửa bài.
D. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.
Phương pháp giải:
Đọc Ghi nhớ và đối chiếu với các bước làm bài để tìm phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Em chọn phương án: D. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.
Câu 1
Câu 1 (trang 69 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Đọc bài văn (tr.89 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi
a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.
b. Hãy nêu dàn ý của bài.
c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.
Phương pháp giải:
a.
- Đọc toàn bộ đoạn văn, chú ý đoạn đầu và đoạn cuối để tìm nội dung và đối tượng biểu cảm.
- Nhan đề thường nêu đề tài, chủ đề hoặc một chi tiết, hình ảnh nổi bật có nhiều ý nghĩa được nói đến trong văn bản. Em có thể đặt nhan đề gắn với đối tượng biểu cảm hoặc tình cảm nổi bật được biểu lộ trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
a)
- Bài văn biểu đạt tình yêu làng quê An Giang của tác giả.
- Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.
- Nhan đề: An Giang quê hương tôi.
b) Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.
- Thân bài:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.
c) Phương thức biểu cảm của bài văn thể hiện trực tiếp qua những câu văn: Tôi da diết mong gặp lại …, Tôi thèm được … , Tôi tha thiết muốn biết … , Tôi muốn tìm lại …, …
Câu 2
Câu 2 (trang 70 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Khi tìm hiểu đề văn biểu cảm, cần thực hiện những yêu cầu nào?
Phương pháp giải:
Đọc Ghi nhớ và kết hợp với các kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi tìm hiểu đề văn biểu cảm, cần thực hiện các yêu cầu: xác định đối tượng biểu cảm của bài văn, định hướng cảm xúc sẽ bày tỏ trong bài, xác lập hệ thống ý.
Câu 3
Câu 3 (trang 70 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Để làm bài văn biểu cảm, cần hoàn thành các công việc nào sau đây?
A. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý và viết bài.
B. Tìm ý, lập dàn ý, đọc các văn bản mẫu, viết bài và sửa bài.
C. Tìm hiểu đề, đọc các văn bản mẫu, viết bài và sửa bài.
D. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.
Phương pháp giải:
Đọc Ghi nhớ và đối chiếu với các bước làm bài để tìm phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Em chọn phương án: D. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài.