Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Câu 1

Câu 1 (trang 65 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Lời giải chi tiết:
Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
Câu
Câu bị động
a)
- Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
b)
- Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
c)
- Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
d)
- Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân.

Câu 2

Câu 2 (trang 66 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.
a) Thầy giáo phê bình em.
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Lời giải chi tiết:
a.
Câu 1 (được): Em không được thầy giáo khen.
Câu 2 (bị): Em bị thầy giáo phê bình.
b.
Câu 1 (được): Ngôi nhà ấy đã được phá đi.
Câu 2 (bị): Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
c.
Câu 1 (được): Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa.
Câu 2 (bị): Sự chênh lệch của thành thị với nông thôn đã bị giảm xuống bởi trào lưu đô thị hóa.
Nhận xét sự khác nhau về sắc thái nghĩa:
- Câu bị động dùng được hàm ý tích cực.
- Câu bị động dùng bị hàm ý tiêu cực.

Câu 3

Câu 3 (trang 67 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
Lời giải chi tiết:
Tâm hồn em được những tác phẩm văn học nuôi dưỡng giống như bầu sữa mát ngọt ngào, trong lành của mẹ từ thủa ấu thơ. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, lời ru dịu ngọt của mẹ đã đưa em vào những giấc ngủ nồng say, rồi khi lớn lên những câu chuyện cổ tích của bà lại đưa em vào thế giới thần tiên với bao ước mơ đẹp đẽ. Theo năm tháng, em lớn lên, những bài thơ, những tác phẩm văn chương đã không ngừng bồi đắp và thắp sáng lên trong em một tình cảm sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước, về tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng chí,... Xin cảm ơn những tác phẩm văn chương đã cho em một tâm hồn đẹp với những suy nghĩ đẹp để em luôn vị tha với cuộc đời.

Câu 4

Câu 4 (trang 67 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Những câu dưới đây câu nào không thể chuyển đổi thành câu bị động?
Lời giải chi tiết:
Những câu không thể chuyển đổi thành câu bị động:
- Nam đã rời sân ga cách đây một giờ.
- Nam giống bố.