Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Câu đặc biệt
Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ:
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)
b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
(Nguyễn Trí Huân)
d) Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
(Trần Hoài Dương)
Lời giải chi tiết:
a) Không có câu đặc biệt:
- Câu rút gọn:
+ "Có khi được trưng bày... trong hòm"
+ "Nghĩa là phải ra sức giải thích... kháng chiến "
b)
- Câu đặc biệt: "Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!"
- Không có câu rút gọn.
c)
- Không có câu đặc biệt
- Câu rút gọn: "Một hồi còi".
d)
- Câu đặc biệt: "Lá ơi'"
- Câu rút gọn: "[...] - Hãy kế chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!"
- "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu".
Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Tác dụng:
- Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị thừa.
- Các câu đặc biệt:
+ Ba giây … Bốn giây … Năm giây: xác định thời gian.
+ Lâu quá!: bộc lộ cảm xúc.
+ Lá ơi!: gọi đáp.
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
Không nhớ vào một buổi sáng nào được bà ngoại cho ra đồng nhặt cỏ cùng với dì tôi nhưng đó là lần tôi ngạc nhiên quá đỗi. Bước chân ngắn của thằng bé là tôi cứ líu ríu níu váy bà để lên cho được con đê cao. Lần đầu tiên tôi đứng trên đê làng. Cả một cánh đồng bát ngát trải dài những lượn sóng xanh rập rờn đến những dãy núi xa vời. Những cánh cò đang lả cánh như những con diều trắng chấp chới bay về phía mặt trời. Phương Đông sáng hồng lên, những đám mây ngũ sắc cho tôi một ấn tượng thần tiên. Ôi, con đê làng! Một buổi bình minh. Vâng, một bình minh mãi mãi cho tôi nhớ về quê hương dù nay tôi đã ở chân trời góc bể.
Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì?
Lời giải chi tiết:
- Câu đặc biệt: Và lắc. Và xóc.
- Những câu đặc biệt này nhằm mục đích: nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của con đường đi.
Câu 1
Câu 1 (trang 30 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ:
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)
b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
(Nguyễn Trí Huân)
d) Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
(Trần Hoài Dương)
Lời giải chi tiết:
a) Không có câu đặc biệt:
- Câu rút gọn:
+ "Có khi được trưng bày... trong hòm"
+ "Nghĩa là phải ra sức giải thích... kháng chiến "
b)
- Câu đặc biệt: "Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!"
- Không có câu rút gọn.
c)
- Không có câu đặc biệt
- Câu rút gọn: "Một hồi còi".
d)
- Câu đặc biệt: "Lá ơi'"
- Câu rút gọn: "[...] - Hãy kế chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!"
- "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu".
Câu 2
Câu 2 (trang 31 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Tác dụng:
- Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn ngắn gọn, không bị thừa.
- Các câu đặc biệt:
+ Ba giây … Bốn giây … Năm giây: xác định thời gian.
+ Lâu quá!: bộc lộ cảm xúc.
+ Lá ơi!: gọi đáp.
Câu 3
Câu 3 (trang 31 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
Không nhớ vào một buổi sáng nào được bà ngoại cho ra đồng nhặt cỏ cùng với dì tôi nhưng đó là lần tôi ngạc nhiên quá đỗi. Bước chân ngắn của thằng bé là tôi cứ líu ríu níu váy bà để lên cho được con đê cao. Lần đầu tiên tôi đứng trên đê làng. Cả một cánh đồng bát ngát trải dài những lượn sóng xanh rập rờn đến những dãy núi xa vời. Những cánh cò đang lả cánh như những con diều trắng chấp chới bay về phía mặt trời. Phương Đông sáng hồng lên, những đám mây ngũ sắc cho tôi một ấn tượng thần tiên. Ôi, con đê làng! Một buổi bình minh. Vâng, một bình minh mãi mãi cho tôi nhớ về quê hương dù nay tôi đã ở chân trời góc bể.
Câu 4
Câu 4 (trang 31 VBT Ngữ văn 7, tập 2)Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì?
Lời giải chi tiết:
- Câu đặc biệt: Và lắc. Và xóc.
- Những câu đặc biệt này nhằm mục đích: nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của con đường đi.