Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Bánh trôi nước
Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*)
b. Chú ý thanh của tiếng cuối cùng ở các câu 1, 2 và 4.
c. Thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng.
Lời giải chi tiết:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vì có:
a. Số chữ trong từng câu: 7 chữ
b. Số câu trong bài: 4 câu
c. Cách gieo vần: gieo vần chân ở các câu 1, 2, 4.
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Xem lại 2 bài Ẩn dụ và Nhân hóa để phân tích nghĩa thứ hai của hình tượng Bánh trôi nước, nghĩa quyết định giá trị của bài thơ.
- Dựa vào các từ "nước non" và "lòng son" để khẳng định bài thơ không chỉ nhằm miêu tả bánh trôi nước.
- Phân tích tác dụng của chữ "mà" trong việc làm nổi bật phẩm chất trong trắng, kiên cường của người phụ nữ.
Lời giải chi tiết:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái khi luộc chín sẽ nổi lên mặt nước, hình dáng phụ thuộc vào người nặn bánh.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi qua một số nét:
- Hình thức: xinh đẹp "trắng lại vừa tròn".
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được tấm lòng son, thủy chung, son sắt: "giữ tấm lòng son".
- Thân phận: trôi nổi, bấp bênh giữa cuộc đời: "bảy nổi ba chìm".
c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai là nghĩa chính của bài, thể hiện ý đồ, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Câu 1
Câu 1 (trang 74 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*)
b. Chú ý thanh của tiếng cuối cùng ở các câu 1, 2 và 4.
c. Thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng.
Lời giải chi tiết:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vì có:
a. Số chữ trong từng câu: 7 chữ
b. Số câu trong bài: 4 câu
c. Cách gieo vần: gieo vần chân ở các câu 1, 2, 4.
Câu 2
Câu 2 (trang 74 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Xem lại 2 bài Ẩn dụ và Nhân hóa để phân tích nghĩa thứ hai của hình tượng Bánh trôi nước, nghĩa quyết định giá trị của bài thơ.
- Dựa vào các từ "nước non" và "lòng son" để khẳng định bài thơ không chỉ nhằm miêu tả bánh trôi nước.
- Phân tích tác dụng của chữ "mà" trong việc làm nổi bật phẩm chất trong trắng, kiên cường của người phụ nữ.
Lời giải chi tiết:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái khi luộc chín sẽ nổi lên mặt nước, hình dáng phụ thuộc vào người nặn bánh.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi qua một số nét:
- Hình thức: xinh đẹp "trắng lại vừa tròn".
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được tấm lòng son, thủy chung, son sắt: "giữ tấm lòng son".
- Thân phận: trôi nổi, bấp bênh giữa cuộc đời: "bảy nổi ba chìm".
c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai là nghĩa chính của bài, thể hiện ý đồ, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.