Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Bạn đến chơi nhà

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Bạn đến chơi nhà

Câu 1

Câu 1 (trang 81 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần sau của chú tích (*) và tham khảo đáp án của Bài tập 1 ở bài Qua đèo Ngang.
Lời giải chi tiết:
Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, vì có:
a. Số chữ trong mỗi câu: 7 chữ.
b. Số câu trong bài: 8 câu.
c. Vần bằng gieo ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.
d. Bốn câu ở giữa: sử dụng phép đối trong các câu.

Câu 2

Câu 2 (trang 82 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.
b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?
c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
Phương pháp giải:
a. Nguyễn Khuyến là người đã đỗ đầu cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, đã từng làm quan khoảng 10 năm nên dù sau đó đã từ quan về ở ẩn cũng khó tin những điều nói trong thơ là đúng sự thực.
b. Phân tích mối quan hệ giữa câu thứ nhất và 6 câu tiếp theo.
c. Phân tích quan hệ giữa câu thứ 8 và 6 câu trước đó trong việc làm nổi bật tình bạn của nhà thơ. Thơ cổ thường dùng thủ pháp dùng cái không có để làm nổi bật cái có. Hãy xem cái "có" ở đây là gì.
Lời giải chi tiết:
a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.
b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn.
c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nói lên tình cảm tri âm tri kỉ, không quan trọng vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.
d. Tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, sâu sắc, đó là tình bạn tri âm tri kỉ.

Câu 3

Câu 3 (trang 82 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Thử chỉ ra thứ tự hợp lí trong việc trình bày những điều không có của tác giả dù đây là tình huống cố tình tạo dựng.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu mối quan hệ:
- giữa câu thứ 2 với câu 3 và 4.
- giữa câu 3 và 4 với câu 5 và 6.
- giữa tất cả các câu trên với cây thứ 7.
Lời giải chi tiết:
- Câu đầu tiên nhắc đến hoàn cảnh hiện thời: nhà không có người, chợ lại ở xa không thể mua sắm gì.
- Câu 2 và 3: nhắc đến những thứ thịt cá nhà có sẵn nhưng lại khó khăn trong việc chuẩn bị.
- Câu 4 và 5: cuối cùng chỉ còn lại rau dưa nhưng lại chưa tới lúc thu hoạch nên chưa thể dùng đến.

Câu 4

Câu 4 (trang 83 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Phương pháp giải:
Ở bài "Qua đèo Ngang", cả hai chữ "ta" đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, song ở bài "Bạn đến chơi nhà" lại không phải như vậy. Trong ca dao, ta đã thấy có những đại từ nhân xưng "ta", "ai", "mình"... có thể chỉ nhiều ngôi khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Cụm từ "ta với ta" ở hai bài giống nhau về hình thức song khác nhau về nội dung:
- Ở bài Qua Đèo Ngang: hai chữ ta đều để chỉ bản thân nhân vật trữ tình, nhấn mạnh sự cô đơn trong tâm trạng cảm xúc, không có ai chia sẻ.
- Ở bài Bạn đến chơi nhà: ta với ta chỉ ta và bạn, chỉ sự đồng điệu về cảm xúc, khẳng định tình bạn chân thành vượt lên trên mọi điều kiện về vật chất.