Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Giải bài 15 trang 30 SBT toán 10 - Cánh diều

Câu hỏi: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:
a) b) c)
Lời giải chi tiết
a) Ta có hai đường thẳng:
+) Lấy O(0; 0) không thuộc vào đường thẳng d1​ có 0 – 2.0 = 0 < 3. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x – 2y ≤ 3 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) có bờ là đường thẳng d1​.
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2​ có 0 + 0 = 0 > – 3. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x + y ≥ – 3 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) có bờ là đường thẳng d2​.
Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không bị gạch như trong hình vẽ sau:

b) Ta có b đường thẳng:
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d1​ có 0 + 0 = 0 < 5. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 5 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) có bờ là đường thẳng d1​.
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2​ có 0 – 2.0 = 0 < 2. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x – 2y ≤ 2 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) có bờ là đường thẳng d2​.
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d3​ có 0 ≥ – 1. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x ≥ – 1 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) và có bờ là đường thẳng d3​.
Miền nghiệm của hệ bất phương trình được biểu diễn là miền màu trắng trong hình vẽ sau:

c) Ta có ba đường thẳng:
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d1​ có – 3.0 + 2.0 = 0 < 6. Do đó miền nghiệm của bất phương trình – 3x + 2y < 6 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) không kể bờ là đường thẳng d1 ​.
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2​ có 0 – 2.0 = 0 > – 2 . Do đó miền nghiệm của bất phương trình x – 2y ≥ – 2 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) có bờ là đường thẳng d2​.
+) Lấy O(0; 0) không thuộc đường thẳng d3​ có 2.0 + 0 < 4. Do đó miền nghiệm của bất phương trình 2x + y < 4 là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) và không kể bờ là đường thẳng d3​.
Miền nghiệm của hệ bất phương trình được biểu diễn là miền không tô màu như trong hình vẽ sau: