Giá trị của r bằng

butchi_pro

New Member
Bài toán
Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần $R = 1 \Omega$ vào hai cực của dòng điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này nạp cho 1 tụ điện có điện dung $C = 2.10^{-6}$ F . Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kỳ bằng $\pi.10^{6}$ s và cường độ dòng điện cực đại bằng 8I. Giá trị của r bằng
 
Bài toán
Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần $R = 1 \Omega$ vào hai cực của dòng điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này nạp cho 1 tụ điện có điện dung $C = 2.10^{-6}$ F . Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kỳ bằng $\pi.10^{-6}$ s và cường độ dòng điện cực đại bằng 8I. Giá trị của r bằng
Lời giải
Mình xin phép sửa đề 1 chút nhé. Chu kì của mạch phải là $\pi. 10^{-6}$
Ta thấy suất điện động của nguồn là
$$E=I(1+r)$$
$$T=2\pi \sqrt{LC}\Rightarrow L=1,25.10^{-7}$$
$$L(8I)^2=CE^2$$
$$\Leftrightarrow L(8I)^2=C(R+r)^2I^2$$
$$\Leftrightarrow r=1\Omega $$
 

Quảng cáo

Back
Top