Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.

Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số...

Câu hỏi: Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là 0,64AA: 0,32AA: 0,04aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chắc chắn đây là kết quả tác động của nhân tố đột biến.
B. Nếu thế hệ có tần số các kiểu gen là 0,81AA: 0,18A: 0,01 aa thì đã xảy ra chọn lọc chống lại alen trội.
C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố di - nhập gen thì tần số các alen của quần thể luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen. Giữ lại kiểu hình thích nghi
Chọn lọc tự nhiên: Loại bỏ kiểu hình không thích nghi
Các yếu tố ngẫu nhiên: Loại bỏ bất kì alen nào
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen
Giải chi tiết:
Ý đúng là D, yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ các cá thể Aa và aa, qua đó loại bỏ alen a ra khỏi quần thể.
A sai vì di nhập gen cũng có thể làm xuất hiện thêm kiểu gen mới trong quần thể.
B sai vì tần số alen A tăng, tần số alen a giảm → chọn lọc chống lại alen lặn.
C sai vì di nhập gen sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng nhất định.
Đáp án D.
 

Câu hỏi này có trong đề thi