Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.

Giả sử có một quần thể ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối...

Câu hỏi: Giả sử có một quần thể ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng diệt sâu hại cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể này, xét một locus gồm 3 alen: alen A1​ quy định tính trạng cánh có vết xẻ sâu, alen A2​ quy định cánh có vết xẻ nông còn alen A3 quy định cánh không có vết xẻ. Các alen có quan hệ trội, lặn hoàn toàn theo thứ tự A1​ > A2​> A3​ biết rằng sự có mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của cá thể. Từ quần thể kể trên, khảo sát 1000 cá thể người ta nhận thấy 250 con cánh không xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lai giữa 10 con cánh xẻ sâu này với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu. Tần số kiểu hình cánh xẻ nông và tỉ lệ về khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là:
A. 0,56 và 0,144.
B. 0,16 và 0,750.
C. 0,56 và 0,5625.
D. 0,16 và 0,563.
Phương pháp:
Bước 1: Xác định tần số alen
Cánh không xẻ Tần số alen A3​
Cánh xẻ sâu
Bước 2: Xác định tỉ lệ kiểu gen quy định kiểu hình cánh xẻ nông.

Tỉ lệ kiểu hình cánh xẻ = 1– tỉ lệ không xẻ.
Cách giải:
Có 1000 cá thể có: 250 con cánh không xẻ (A3​A3​), 10 con cánh xẻ sâu Có 1000 – 250 – 10=740 con cánh xẻ nông.
Tần số alen

10 cón cánh xẻ sâu x cánh không xẻ (A3​A3​) sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu 10 con cánh xẻ sau này có kiểu gen thuần chủng: A1​A1​ Tỉ lệ con cánh xẻ sâu thuần chủng là

Cánh xẻ nông trong quần thể: Tổng là 0,56.
Tỉ lệ kiểu hình cánh xe = 1– tỉ lệ không xẻ = 1– 0,55​ =0,75
khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ là: 0,752​ =0,5625.
Đáp án C.