Độ nén cực đại của lò xo K2 và khoảng thời gian ngắn nhất giứa hai lần va chạm liên tiếp của hai

  • Thread starter Thread starter sooley
  • Ngày gửi Ngày gửi

sooley

Active Member
Bài toán
Cho cơ hệ m1=m2=100g, K2=25N/m,K2=100N/m.Tại vị trí cân bằng hai lò xo không biến dạng ,Hai vật tiếp xúc nhau .Kéo m1 về phía A một đoạn 10cm và thả .Độ nén cực đại của lò xo K2và khoảng thời gian ngắn nhất giứa hai lần va chạm liên tiếp của hai vật là
A. 5cm:0,1s
B. 10cm;0,2s
C. 10cm;0.05s
D. 5cm;0,2s
Đáp án A
 

Attachments

Đề bài .
Cho cơ hệ m1=m2=100g, K2=25N/m,K2=100N/m.Tại vị trí cân bằng hai lò xo không biến dạng ,Hai vật tiếp xúc nhau .Kéo m1 về phía A một đoạn 10cm và thả .Độ nén cực đại của lò xo K2và khoảng thời gian ngắn nhất giứa hai lần va chạm liên tiếp của hai vật là
A. 5cm:0,1s
B. 10cm;0,2s
C. 10cm;0.05s
D. 5cm;0,2s
Đáp án A
Bài làm:
Ta có hệ quả khá quen thuộc của các công thức định luật bảo toàn trong va chạm:
Vì 2 vật có khối lượng như nhau nên sau va chạm hai vật trao đổi vận tốc(chứng minh nhờ 2 định luật bảo toàn động lượng và năng lượng).
Gọi v1 là vận tốc trước va chạm của m1:
m1v122=k1A122v1=A1k1m1=5010(cm/s).
Vận tốc của vật 2 sau va chạm chính bằng v1.
Còn vật 1 dừng lại chuyển toàn bộ năng lượng cho vật 2.
k1A222=m1v222=k1A122A2=A1k1k2=5cm.
Chu kì dao động riêng của từng hệ con lắc:
T1=2πm1k1=0,4s.
T2=0,2s..
Không khó thấy rằng khi m2 đi về vị trí cân bằng, để va chạm lần 2 xảy ra khi sau khi va chạm, m2 dừng lại, truyền toàn bộ năng lượng cho m1 chuyển động tiếp. Quá trình này lặp lại một cách tuần hoàn.
Lần va chạm thứ hai cách lần thứ nhất :
t=T22=0,1.
Lần 3 cách lần 2:
t=T12=0,2.
Vậy chọn A.
 

Quảng cáo

Back
Top