Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề thi kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Lấp Vò

Câu hỏi:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN LẤP VÒ
..........
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 01 trang)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 23/12/2019

Câu 1: (2.0 điểm)
a. Hoàn chỉnh chính xác các câu thơ còn thiếu trong khổ sau:
"Cháu chiến đấu hôm nay
...........................................
..........................................
.............................................
................................................
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Ngữ Văn 7, tập 1)
b. Khổ thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?
c. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong khổ thơ trên là ai?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Xác định điệp ngữ trong ví dụ sau và nói rõ đây là dạng điệp ngữ gì?
"Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
(Ngữ Văn 7, tập 1)
b) Tìm và chỉ rõ lối chơi chữ trong câu thơ dưới đây:
"Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương"
Câu 3: (6.0 điểm)
Hãy viết bài văn cảm nghĩ về một người bà (ông) mà em yêu thương.
........................HẾT.....................
Lời giải chi tiết
Phần
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a.
Phương pháp: học thuộc lòng đoạn thơ
Cách giải:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ."
b.
Phương pháp: học thuộc tác giả, tác phẩm
Cách giải:
- Bài thơ: Tiếng gà trưa
- Tác giả: Xuân Quỳnh
c.
Phương pháp: học thuộc tác giả, tác phẩm
Cách giải:
- Nhân vật trữ tình là người cháu – đồng thời là người lính đang trên đường hành quân.
Câu 2:
a.
Phương pháp: căn cứ kiến thức bài Điệp ngữ
Cách giải:
- Điệp ngữ "Nghe"
- Dạng: điệp ngữ chuyển tiếp.
b.
Phương pháp: căn cứ kiến thức bài Chơi chữ.
Cách giải:
- "ranh tướng": là lối nói trại âm. Tác giả dùng từ "ranh tướng" (kẻ ranh ma) để phát âm thay cho từ "danh tướng".
LÀM VĂN
Câu 3:
*Phương pháp:Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự để tạo lập văn bản biểu cảm.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc và đáp ứng đủ các nội dung:
I. Mở bài: giới thiệu về ông (bà) và gia đình em.
II. Thân bài
1. Ngoại hình và tính tình của ông (bà)
a. Ngoại hình
– Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?
– Ông (bà) thấp hay cao, tả sơ lược về vóc dáng.
– Miêu tả khuôn mặt ông bà (mắt, mũi, miện…)
– Miệng ông (bà) lúc nào cũng cười để lộ hàm răng đen bóng do ăn trầu.
– Mái tóc của ông (bà) đã ngả bạc nhiều.
b. Nêu cảm nghĩ tính cách của ông bà
– Ông (bà) hiền lành và nhân hậu.
– Ông (bà) yêu thương và luôn quan tâm em; đặc biệt thường bênh vực em mỗi khi làm điều gì sai và bị bố mẹ cho ăn roi.
– Quần áo ông (bà) thường mặc.
– Thói quen ông (bà) hay làm vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.
- Ông (bà) thường kể đủ thứ chuyện cho em nghe, bởi vậy em thấy ông (bà) như một cuốn bách khoa toàn thư và em rất thích được ngủ với ông bà.
2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về ông (bà)
– Em bị ốm sốt ông (bà) thức khuya chăm sóc em.
– Ông (bà) thường mân mê mái tóc để em ngủ thật sâu.
3. Ý nghĩa của ông bà trong cuộc sống của em
– Với em ông (bà) mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho bố mẹ và dành cho em.
– Ông (bà) là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt.
– Ông (bà) là kho tàng tuổi thơ quý báu mà suốt cuộc đời này em sẽ mang theo.
III. Kết bài
Cảm nghĩ về ông (bà). Em sẽ trở thành người tốt để ông bà được vui và tự hào.