Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Câu 1 (1.0 điểm):
So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 2 ( 1.0 điểm):
a. Tìm một từ đồng âm với từ in đậm trong câu thơ sau và cho biết nghĩa của từ đồng âm vừa tìm.
… "Cuộc đời cách mạng thật là sang."
(Hồ Chí Minh)
b. Xác định đại từ trong câu ca dao sau và cho biết đó là đại từ gì? (0,5 điểm)
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
.
(Ca dao)
Câu 3 ( 2.0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
"…vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng của tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều."
(Trích: "Cuộc chia tay của những con búp bê", Khánh Hoài)
a. Chỉ ra các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
b. Hãy xác định các từ láy trong đoạn văn và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy đó.
Câu 4 ( 1.0 điểm):
Giải thích ý nghĩa các yếu tố Hán Việt và cho biết nghĩa chung của thành ngữ sau: " Tứ hải giai huynh đệ".
Câu 5 ( 5.0 điểm):
Cảm nghĩ về mái trường em đang học.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
- Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta".
- Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.
+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.
++ Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng cô đơn tuyệt đối khi đến Đèo Ngang lúc chiều tà.
++ Cụm từ "ta với ta" ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình, tuy hai mà một rất tri âm tri kỉ.
Câu 2:
a.

- Sang sông , sang trang, sang năm…(Đi qua, đi ngang để đến, tới)
- Sửa sang (Sửa lại cho tốt, cho mới)
+ Tìm đúng một từ đồng âm.
+ Nêu đúng nghĩa của từ vừa tìm.
b.
" Bao nhiêu": Đại từ để hỏi.
" Bấy nhiêu": Đại từ để trỏ.
Câu 3:
a. Những từ Hán Việt trong đoạn văn: "bất giác", "kinh hoàng", "tuyệt vọng".
b.
- Từ láy trong đoạn văn là : "bần bật", "thăm thẳm".
- Tác dụng: Các từ láy đó góp phần tô đậm nỗi đau và cảm giác sợ sệt của nhân vật Thủy khi sắp phải chia tay với anh.
Câu 4:
- Giải thích các yếu tố Hán Việt: "tứ" ( bốn), "hải" (biển), "giai" (đều), "huynh" ( anh), "đệ" ( em)
- Nghĩa chung, khái quát: Bốn biển đều là anh em.
Câu 5:
1. Mở bài
: Giới thiệu khái quát về mái trường em đang học và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình với tên trường, địa điểm...
2. Thân bài: Cảm nhận về mái trường qua các khía cạnh như:
- Đôi nét về lịch sử nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo.
- Khuôn viên, vẻ đẹp của ngôi trường: khang trang, rộng lớn, bề thế…
- Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
+ Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
+ Kỉ niệm với bạn bè: (chia sẻ, thấu hiểu hoàn cảnh của nhau; giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
+ Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
- Vai trò của mái trường:
+ Cho em kiến thức bao la, rộng lớn; là ngôi nhà thứ hai của em
+ Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
+ Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước, hoài bão.
+ Là " thế giới kì diệu" mở ra trước mắt em, là mái nhà chung cho chúng em....
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.