Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏtinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."
(Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1: Nhận biết
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2: Nhận biết
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5đ)
Câu 3: Thông hiểu
Nội dung đoạn trích trên là gì? (1đ)
Câu 4: Thông hiểu
Trong câu : "Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…." tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1đ)
Phần II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. (2 điểm)
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu
Nội dung
1
1.
Phương pháp: căn cứ bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Cách giải:
- Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả Hồ Chí Minh.
2.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Nội dung: Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu biện của lòng yêu nước trong quá khứ 4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
HS chỉ rõ biện pháp liệt kê trong câu: "Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…"
– Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc .
2
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.
* Yêu cầu kiến thức:
- Giới thiệu vấn đề
- Yêu nước là truyền thống lâu đời của dân tộc ta (dẫn chứng)
- Là thế hệ trẻ chúng ta phải tiếp bước cha anh, thể hiện lòng yêu nước qua những hành động:
+ Chăm ngoan học tập, bồi đắp tri thức.
+ Rèn luyện đạo đức.
+ Có mục đích học tập và phương hướng phấn đấu rõ ràng: học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
- Liên hệ bản thân.
3
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
a. Mở bài :

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
* "Học, học nữa, học mãi" nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
*Tại sao phải " Học, học nữa, học mãi" ?
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.