Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 7 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Câu 1. (2 điểm)
Phân biệt ca dao và dân ca?
Câu 2. (8 điểm)
Hãy chép thuộc lòng bài ca dao "Công cha như núi ngất trời". Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
Lời giải chi tiết
Câu 1
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc.
- Tuy nhiên, khái niệm ca dao, dân ca có những điểm khác nhau là:
+ Khái niệm ca dao dùng để chỉ một loại thơ dân gian - thể ca dao.
+ Ngôn ngữ của ca dao là ngôn ngữ của lời thơ dân gian. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Dân ca được diễn xướng trên cơ sở lời thơ của ca dao kết hợp với yếu tố nhạc.
Câu 2
- Bài ca dao Công cha như núi ngất trời":
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển
Đông Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Phân tích tác dụng biện pháp tu từ. Bài ca dao sử dụng 2 phép tu từ.
+ So sánh
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Hình ảnh so sánh (núi, trời, biến, nước) biểu đạt công cha, nghĩa mẹ ngang tầm với sự vĩnh cửu của thiên nhiên đế khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh núi cao biển rộng mênh mông, cù lao chín chữ... là hình ảnh mang tính ẩn dụ thế hiện lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha mẹ.
+ Bài ca dao ngụ ý nhắc nhở mỗi con người hãy biết giữ gìn đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", không được vong ân bội nghĩa.