Câu hỏi: Câu 1. (2 điểm)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của nhà thơ Nguyễn Trãi ?
Câu 2. (4 điểm)
So sánh nghệ thuật miêu tả "tiếng suối" trong những câu thơ sau:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
(Hồ Chí Minh)
Câu 3. (4 điểm)
Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong bôn câu thơ cuối:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai"?
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của nhà thơ Nguyễn Trãi ?
Câu 2. (4 điểm)
So sánh nghệ thuật miêu tả "tiếng suối" trong những câu thơ sau:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
(Hồ Chí Minh)
Câu 3. (4 điểm)
Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong bôn câu thơ cuối:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai"?
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Lời giải chi tiết
Câu 1: "Bài ca Côn Sơn" được Nguyễn Trãi viết trong khoảng thời gian bị chèn ép, đành cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Theo một số tài liệu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi cho biết, Nguyễn Trãi đã sống ở Côn Sơn từ khoảng cuối năm 1428 cho đến ngày bị hại (1442), dù là năm 1434 đã được vua Lê Thái Tông xuống chiếu vời ra giữ chức cũ.
Câu 2: So sánh:
a/ Điểm giống nhau: vẻ đẹp của non sông Việt Nam. Hai thi phẩm, hai tâm hồn thi sĩ có nét tương đồng: giao cảm, hòa nhập với thiên nhiên. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh lắng nghe và miêu tả tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca. Đồng thời hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh đề miêu tả tiếng suôi như một giai điệu du dương trầm bổng tuyệt vời. Tiếng suối không chỉ là lời thơ mà còn là lời của âm nhạc.
b/ Điểm khác nhau:
- Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn (một thanh âm tự nhiên) gợi nhớ tiếng đàn cầm. Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ.
- Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tố quốc. Bác không phải là một ẩn sĩ.
- Sự khác nhau trong miêu tả cảnh thiên nhiên còn được quy định bởi đặc trưng thi pháp.
- Thơ ca trung đại dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng. Thiên nhiên là hình tượng trung tâm của cuộc sống. Thơ Bác vẫn mang vẻ đẹp cố điển nhưng con người mới là hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
Câu 3: Tâm trạng của người chinh phụ ở bốn câu thơ cuối là:
- Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả theo cấp độ tăng tiến. Bốn câu đầu là dấu hiệu của chia li "Chàng đi - thiếp về", đã có nỗi cô đơn, buồn tủi. Bốn câu cuối tâm trạng sầu chia li càng dâng lên khi khoảng cách thời gian, không gian được nhân đôi "cùng trông lại. cùng chẳng thấy". Nỗi sầu chia li day dứt, dai dẳng, khôn nguôi.
- Điệp từ "cùng", "thấy" từ láy "xanh xanh" và cách dùng điệp từ, điệp ngữ sóng đôi tài tình cho thấy nỗi sầu chia li triền miên, quạnh hiu.
- Nghệ thuật sử dụng gam màu "xanh" liên tiếp "xanh xanh", "xanh ngắt" không gian như trải rộng ra, nỗi lòng nhớ nhung, khắc khoải nỗi buồn đau càng tăng lên.
- Nghệ thuật mượn cảnh ngụ tình được phát huy tác dụng. Ngoại cảnh tác động nội tâm. Cảnh ngàn dâu xanh là hình ảnh ước lệ đê miêu tả sự sầu úa của tâm trạng người chinh phụ sau phút chia li.
Câu 1: "Bài ca Côn Sơn" được Nguyễn Trãi viết trong khoảng thời gian bị chèn ép, đành cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Theo một số tài liệu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi cho biết, Nguyễn Trãi đã sống ở Côn Sơn từ khoảng cuối năm 1428 cho đến ngày bị hại (1442), dù là năm 1434 đã được vua Lê Thái Tông xuống chiếu vời ra giữ chức cũ.
Câu 2: So sánh:
a/ Điểm giống nhau: vẻ đẹp của non sông Việt Nam. Hai thi phẩm, hai tâm hồn thi sĩ có nét tương đồng: giao cảm, hòa nhập với thiên nhiên. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh lắng nghe và miêu tả tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca. Đồng thời hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh đề miêu tả tiếng suôi như một giai điệu du dương trầm bổng tuyệt vời. Tiếng suối không chỉ là lời thơ mà còn là lời của âm nhạc.
b/ Điểm khác nhau:
- Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn (một thanh âm tự nhiên) gợi nhớ tiếng đàn cầm. Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ.
- Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tố quốc. Bác không phải là một ẩn sĩ.
- Sự khác nhau trong miêu tả cảnh thiên nhiên còn được quy định bởi đặc trưng thi pháp.
- Thơ ca trung đại dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng. Thiên nhiên là hình tượng trung tâm của cuộc sống. Thơ Bác vẫn mang vẻ đẹp cố điển nhưng con người mới là hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
Câu 3: Tâm trạng của người chinh phụ ở bốn câu thơ cuối là:
- Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả theo cấp độ tăng tiến. Bốn câu đầu là dấu hiệu của chia li "Chàng đi - thiếp về", đã có nỗi cô đơn, buồn tủi. Bốn câu cuối tâm trạng sầu chia li càng dâng lên khi khoảng cách thời gian, không gian được nhân đôi "cùng trông lại. cùng chẳng thấy". Nỗi sầu chia li day dứt, dai dẳng, khôn nguôi.
- Điệp từ "cùng", "thấy" từ láy "xanh xanh" và cách dùng điệp từ, điệp ngữ sóng đôi tài tình cho thấy nỗi sầu chia li triền miên, quạnh hiu.
- Nghệ thuật sử dụng gam màu "xanh" liên tiếp "xanh xanh", "xanh ngắt" không gian như trải rộng ra, nỗi lòng nhớ nhung, khắc khoải nỗi buồn đau càng tăng lên.
- Nghệ thuật mượn cảnh ngụ tình được phát huy tác dụng. Ngoại cảnh tác động nội tâm. Cảnh ngàn dâu xanh là hình ảnh ước lệ đê miêu tả sự sầu úa của tâm trạng người chinh phụ sau phút chia li.