Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 18 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
(2 điểm)
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" (Nguyên tiêu) ra dời trong hoàn cảnh nào?
A. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
B. Khi Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt giam (1942-1943).
C. Khi quân và dân ta đánh thắng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (7/5/1954).
D. Khi Bác Hồ được Tưởng Giới Thạch trả tự do (1943).​
Câu 2: Bản dịch thơ "Rằm tháng giêng" trong sách giảo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1 là của dịch giả nào?
A. Xuân Thuỷ.
C. Trần Trọng San.
B. Phạm Sĩ Vĩ.
D. Tương Như.​
Câu 3: Bản dịch thơ "Rằm tháng giêng" được dịch theo thể loại nào?
A. Thất ngôn.
B. Song thất lục bát.
C. Lục bát.
D. Lục ngôn.
Câu 4: Khi đọc hiểu những văn bản dịch thơ từ tiếng Hán, ta cần chú ý đến đặc điểm cơ bản nào sau đây?
A. Chỉ đọc, hiểu trên cơ sở phiên âm của bài thơ.
B. Chỉ yêu cầu bám sát vào bản dịch thơ là đủ.
C. Căn cứ vào phần dịch nghĩa để hiểu dịch thơ.
D. Căn cứ, bám sát bản dịch thơ, nhưng phải đối chiếu, so sánh với phiên âm và dịch nghĩa.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Đọc hai câu thơ:
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Có ý kiến cho rằng: Hai câu thơ trên có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Lời giải chi tiết
1. TRẮC NGHIỆM (Mỗi cảu trả lời đúng dược 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
A
C
D
2. TỰ LUẬN
Gợi ý:
Em đồng ý với ý kiến trên. Vì:
- Thơ xưa hay dùng những hình ảnh dòng sông, con thuyền, trăng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (bút pháp ước lệ tượng trưng). Bài thơ "Rằm tháng giêng" hiện diện nhừng hình ảnh này. Vì thể nói thơ Bác mang vẻ cổ điển.
- Thơ Bác, thiên nhiên không chỉ là hình ảnh lãng mạn, trữ tình mà còn có vai trò tái hiện bức tranh hiện thực. Giữa đêm trăng lồng lộng ấy xuất hiện hình ảnh con thuyền chở người chiến sĩ cách mạng. Chân dung của người sĩ cách mạng hiện lên thật rõ nét "bàn việc quân". Đó là một người luôn lo toan công việc kháng chiến, việc sinh tử của đất nước (tinh thần hiện đại).
- Hai câu cuối cùa bài thơ "Rằm tháng giêng" là sự kết hợp hòa giữa ngoại cảnh và nội tâm. Sự hòa hợp ấy cho thấy tâm hồn của Bác luôn rộng mở với thiên nhiên.
- Thơ Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp giữa con người chiến sĩ và thi sĩ, giữa lãng mạn và hiện thực, tự sự và trữ tình, cố điển và hiện đại.
Trong bài "Cảm tưởng đọc thiên gia thi", Bác viết:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cững phải biết xung phong.