T

Đề số 17 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Câu 1. (8 điếm)
Sưu tầm các câu tục ngữ có ỷ nghĩa tương đồng về các chủ đề sau: (mỗi chủ đề tối thiểu là hai câu).
- Đạo lí
- Nội dung và hình thức
Câu 2. (8 điểm)
Em hiểu như thế nào về câu nói của Hoài Thanh
"Văn chương gây cho ta những tìm cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" (Ỷ nghĩa văn chương).
Lời giải chi tiết

Lời giải chi tiết
Câu 1.

- Chủ đề đạo lí:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Uống nước nhớ nguồn.​
- Chủ đề nói về nội dung - hình thức:
+ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Tốt gồ hơn tốt nước sơn.
Câu 2. Đây là câu hỏi khó, các em căn cứ vào văn bản "Ý nghĩa của văn chương" (Hoài Thanh) và qua hoạt động thực tiễn trong phân tích và cảm thụ văn chương, nêu lên suy nghĩ của mình về lời nhận định.
- Vế 1: Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có.
Đã là con người, dù sống trong hoàn cảnh điều kiện nào, già hay trẻ; địa vị cao hay thấp thì bao giờ cũng có tổ ấm, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Ai cũng muốn mình có cuộc sống may mắn, hạnh phúc. Và đôi khi, chúng ta không hình dung ra được những mảng sống khác biệt với nếp sống thường nhật của mình. Và chính văn chương giúp ta hình dung cuộc sống muôn hình vạn trạng. Mỗi con người là một thế giới bí ẩn. Xã hội là những mối quan hệ đa dạng, phong phú. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
Văn chương giúp con người sống biết yêu thương, vị tha, cao thượng
-> Văn chương hướng con người đến chân lí của chân - thiện - mĩ.
- Vế 2: Văn chương luyện những tình cảm sẵn có.
Đọc văn, học văn giúp con người thêm yêu cuộc sống; lạc quan yêu đời, có tâm hồn trong sáng, đồng điệu; nhạy cảm với những gì xung quanh, biết yêu - ghét, biết phân biệt phải trái, tốt - xấu.
Văn chương giúp con người có khả năng "đề kháng" tốt với môi trường sống.
- Tùy theo khả năng cảm thụ và yêu thích, các em có thể lấy những tác phẩm được học hoặc đã đọc để chứng minh cho những ý trên.
* Bài tham khảo
"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên"
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Đúng vậy, khi bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là vốn liếng dùng cho cuộc sống. Nhưng nhờ giáo dục, học tập, qua các truyện cổ, ca dao, câu tục ngữ... mà ta hình dung được cuộc đời vất vả gian truân, đầy sóng gió nhưng cũng ngọt ngào thi vị biết bao. Từ đó chúng ta được tiếp nhận tư tương tình cam mới "thương yêu những người lao động có những thân pliậìĩ đầy đắng cay" .
" Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm, nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Vì vậy có thể nói xóa bỏ văn chương đi thì loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
Nhờ học văn chương mà ta bồi dưỡng thêm tinh thần và tình yêu quê hương làng xóm "Thương người như thể thương thân". Qua các tác phẩm truyền thuyết Lạc Long Quân và Ầu Cơ, nhất là những tác phẩm văn chương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước của Bác Hồ, chúng ta được bồi dưỡng thêm về tinh thần yêu nước, thương dân, từ đó mới có được những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống.
"Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"
"Sóng Hồng"

 

Quảng cáo

Back
Top