Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: Câu 1. (2 điểm)
Đọc bài thơ sau:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Nam quốc sơn hà)
"Hải bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san

(Tụng giá hoàn kinh SƯ)
Hãy nhận diện và xác định từ ghép Hán - Việt đẳng lập và từ ghép Hán - Việt chính phụ.
Câu 2. (2 điểm):
Tìm mười từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính và yếu tố phu đèu đứng trước.
Câu 3. (6 điểm)
- Hãy phân biệt các từ Hán - Việt sau:
+ Tái giá, tái hôn
+ Tái hồi, tái hợp
- Đặt câu với các từ đó.
Lời giải chi tiết

Câu 1.

- Các từ "sơn hà, xâm phạm" (Nam quốc sơn hà), "gian nan" (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.
- Các từ "thiên thư" (Nam quốc sơn hà), "thái bình" (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép chính phụ.​
Câu 2.
- Từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: bảo mật, phóng hỏa, phát thanh, đình chiến, điện báo, đính hôn, tham chiến, tuyệt vọng.
- Từ ghép Hán - Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: đại thắng, hậu đãi, thi nhân, tân binh,...
Câu 3: Phân biệt nghĩa các từ Hán - Việt sau:
- Tái giá: (tái: lại một lần nữa, giá: đi lấy chồng), tái giá là người đàn bá góa lấy chồng lần nữa.
- Tái hôn: (tái: lại một lần nữa, hôn: lấy vợ, cưới vợ), tái hôn là cưới vợ một lần nữa.​
Ví dụ:
1. Mẹ Tấm chết, người cha tái hôn với một người đàn bà khác, sinh ra Cám.
2. Sau khi chồng mất được mười năm, bạn của mẹ tôi tái giá.
- Tái hồi (Tái: lại một lần nữa, hồi: trở lại, trở về):trở về nơi cũ. chỗ cũ sau thời gian cách biệt hoặc tan vỡ.
- Tái hợp: Sum họp, đoàn tụ trở lại sau thời gian xa cách.​
Ví dụ:
Sau mười lăm năm lưu lạc, Kim Trọng và Thuý Kiều được tái hợp.​