Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: (Dành cho học sinh khá, giỏi)
Câu 1. (5 điểm)
Hãy phát, biểu suy nghĩ của em về sức sống bền bỉ của những câu tục ngữ nói về con người và xã hội.
Câu 2. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Lời giải chi tiết

Câu 1. Đây là câu hỏi mang tính khái quát, nêu ý nghĩa. Các em phải đọc lại các câu tục ngữ nói về con người và xã hội. Sau đó tìm ra những ý nghĩa đúng với đạo lí, lối sống của dân tộc ta.
Sau đây là những gợi ý.
- Những câu tục ngữ về con người và xã hội ra đời cách đây hàng ngàn năm nhưng giờ đây vẫn còn nguyên giá trị.
Bởi vì:
- Đó là sự đúc kết kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu của nhân dân.
- Tục ngữ là những lời giáo huấn về cách sống, cách làm người
- Mong muốn con người hoàn thiện mình.
- Đề cao, tôn vinh giá trị của con người.
- Ngày nay, tục ngừ vẫn mãi là bài học bố ích đế con người tự hoàn thiện mình về nhân cách và trí tuệ.
Câu 2. Các em lần lượt phân tích nhừng đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong văn bản nêu trên.
a/ Tác giả nêu luận điểm khái quát, chính xác "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Qua cách nêu luận điểm, tác giả bày tỏ trực tiếp lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
b/ Nghệ thuật nêu dẫn chứng
- Dẫn chứng được liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử giúp người đọc dễ theo dõi. Tác giả dùng chúng đế chứng minh một cách thuyết phục cho lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc.
- Sử dụng cách liệt kê dẫn chứng, đặc biệt dùng mô hình liên kết: từẳ​.. đến vừa tạo nên tính chặt chẽ vừa có tính thuyết phục.
Bằng cách sử dụng dẫn chứng như vậy, tác giả thể hiện lòng cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
- Bố cục văn bản chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
*Đoạn văn tham khảo.
Nhận xét về văn phong của Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh viết: "Cách nói, cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét độc đáo: nội dung khẳng khái, thấm thìa, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục trái tim và khối óc của người ta; hình ảnh sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân. Người rất ghét lí luận suông, rất ghét dần sách vở của nhà kinh điển Mác - Lênin một cách khô khan hoặc có ý khoe khoang với người nghe, người đọc. Người rất ghét văn chương sáo rồng, nhạt nhẽo, rất ghét nói và viết dài dòng, khó hiếu,... và kiên quyết phản đối dùng tiếng nước ngoài không cần thiết"(1)​. Nếu theo cách nói "Văn tức là người", thì ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự ứng hợp như thế".​
(Nguyễn Như Ý, Thử nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quan điểm lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ trong sách Hồ Chí Minh - tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, Sđd)