Câu hỏi: Câu 1. (2 điểm)
Chỉ ra những điểm giống và khác nhau về âm thanh và nghĩa của các từ sau: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh, lí nhí, ti hí.
Câu 2. (2 điểm)
Chỉ ra cách dùng từ sai, nêu nguyên nhân và cách sửa.
A. Thi học kì xong, tôi thở phào nhẹ nhàng như trút xong một gánh nợ.
B. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa.
C. Cu Tí đánh rơi cốc thuỷ tinh xuống nền gạch, vỡ tan tác.
D. Tập thể dục nhiều sẽ giữ được thân hình nhỏ nhoi.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn đối tlioại (chủ đề tự chọn) sử dụng đại từ (trong đó có đại từ để chỉ người, sự vật, chỉ số lượng, chỉ hoạt động, tính chất, sự việc).
Chỉ ra những điểm giống và khác nhau về âm thanh và nghĩa của các từ sau: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh, lí nhí, ti hí.
Câu 2. (2 điểm)
Chỉ ra cách dùng từ sai, nêu nguyên nhân và cách sửa.
A. Thi học kì xong, tôi thở phào nhẹ nhàng như trút xong một gánh nợ.
B. Đã sửa nhiều lần nhưng chữ viết của em tôi vẫn xấu xa.
C. Cu Tí đánh rơi cốc thuỷ tinh xuống nền gạch, vỡ tan tác.
D. Tập thể dục nhiều sẽ giữ được thân hình nhỏ nhoi.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn đối tlioại (chủ đề tự chọn) sử dụng đại từ (trong đó có đại từ để chỉ người, sự vật, chỉ số lượng, chỉ hoạt động, tính chất, sự việc).
Lời giải chi tiết
Câu 1:
- Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có các khuôn vần [ấp-ô], [ấp-ông], [ấp-ênh], gợi tả một trạng thái không ổn định.
+ Nhấp nhô: nhô lên thụp xuống liên tiếp, không đều nhau.
+ Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống một cách liên tiếp.
+ Bập bềnh: gợi tả dáng chuyến động lên xuống nhấp nhô theo làn sóng, làn gió.
- Từ láy lí nhí, ti hí, có khuôn vần giống nhau .
+ Lí nhí: bé quá, khẽ quá, nghe không rõ (dùng đề chỉ tiếng nói).
+ Ti hí: quá nhỏ, không mở ra to được (dùng để chỉ đôi mắt).
Câu 2:
- Cách dùng từ sai:
A. Từ sai nhẹ nhàng - từ đúng nhẹ nhõm.
B. Từ sai xấu xa - từ đúng xấu.
C. Từ sai tan tác - từ đúng tan tành.
D. Từ sai nhỏ nhoi - từ đúng nhỏ nhắn.
- Nguyên nhân: Người viết (nói) vi phạm các lỗi sau đây:
+ Chưa hiểu nghĩa của từ được dùng.
+ Chưa gắn nghĩa của từ với nội dung, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp.
Câu 3:
Gợi ý:
Các em có thể lựa chọn chủ đề, đối tượng giao tiếp tùy ý nhưng phải đảm bảo các yêu cầu!
- Có chủ đề rõ ràng, nhất quán.
- Chọn đối tượng giao tiếp phù hợp.
- Sử dụng các đại từ để chỉ.
Ví dụ:
Bình: Thứ bảy tuần này, bạn có bận không?
An: Để làm gì vậy?
Bình: Mình muốn rủ bạn đi xem phim "Cô bé lọ lem".
An: Được, nhưng mình không có tiền mua vẻ.
Bình: Không sao, mình vừa được bố mẹ thưởng cho hai vé xem phim. An: Cảm ơn bạn. Thế mấy giờ phim chiếu.
Bình: Bảy giờ. Hẹn gặp lại.
Câu 1:
- Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có các khuôn vần [ấp-ô], [ấp-ông], [ấp-ênh], gợi tả một trạng thái không ổn định.
+ Nhấp nhô: nhô lên thụp xuống liên tiếp, không đều nhau.
+ Phập phồng: phồng lên, xẹp xuống một cách liên tiếp.
+ Bập bềnh: gợi tả dáng chuyến động lên xuống nhấp nhô theo làn sóng, làn gió.
- Từ láy lí nhí, ti hí, có khuôn vần giống nhau .
+ Lí nhí: bé quá, khẽ quá, nghe không rõ (dùng đề chỉ tiếng nói).
+ Ti hí: quá nhỏ, không mở ra to được (dùng để chỉ đôi mắt).
Câu 2:
- Cách dùng từ sai:
A. Từ sai nhẹ nhàng - từ đúng nhẹ nhõm.
B. Từ sai xấu xa - từ đúng xấu.
C. Từ sai tan tác - từ đúng tan tành.
D. Từ sai nhỏ nhoi - từ đúng nhỏ nhắn.
- Nguyên nhân: Người viết (nói) vi phạm các lỗi sau đây:
+ Chưa hiểu nghĩa của từ được dùng.
+ Chưa gắn nghĩa của từ với nội dung, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp.
Câu 3:
Gợi ý:
Các em có thể lựa chọn chủ đề, đối tượng giao tiếp tùy ý nhưng phải đảm bảo các yêu cầu!
- Có chủ đề rõ ràng, nhất quán.
- Chọn đối tượng giao tiếp phù hợp.
- Sử dụng các đại từ để chỉ.
Ví dụ:
Bình: Thứ bảy tuần này, bạn có bận không?
An: Để làm gì vậy?
Bình: Mình muốn rủ bạn đi xem phim "Cô bé lọ lem".
An: Được, nhưng mình không có tiền mua vẻ.
Bình: Không sao, mình vừa được bố mẹ thưởng cho hai vé xem phim. An: Cảm ơn bạn. Thế mấy giờ phim chiếu.
Bình: Bảy giờ. Hẹn gặp lại.