Câu hỏi: I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Dòng nào sau đây diễn đạt đúng khái niệm từ lảy?
A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
B. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa,
C. Từ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
D. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
Câu 2: Đại từ nào sạu đây không dùng để hỏi về không gian.
A. Nơi đâu.
B. Chỗ nào.
C. Khi nào.
D. Ở đâu.
Câu 3: Trong các câu thơ sau đây, những câu nào sử dụng quan hệ từ?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
B. Bảy nổi ba chìm với nước non.
C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân".
A. Nhà báo.
B. Nhà văn.
C. Nhà thơ.
D. Họa sĩ.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Phân biệt từ ghép chính phụ với từ ghép đẳng lập, cho ví dụ?
Câu 2. (6 điểm): Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh, trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy và quan hệ từ.
Câu 1: Dòng nào sau đây diễn đạt đúng khái niệm từ lảy?
A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
B. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa,
C. Từ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
D. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
Câu 2: Đại từ nào sạu đây không dùng để hỏi về không gian.
A. Nơi đâu.
B. Chỗ nào.
C. Khi nào.
D. Ở đâu.
Câu 3: Trong các câu thơ sau đây, những câu nào sử dụng quan hệ từ?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
B. Bảy nổi ba chìm với nước non.
C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "thi nhân".
A. Nhà báo.
B. Nhà văn.
C. Nhà thơ.
D. Họa sĩ.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Phân biệt từ ghép chính phụ với từ ghép đẳng lập, cho ví dụ?
Câu 2. (6 điểm): Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh, trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy và quan hệ từ.
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ:
- Từ ghép đẳng lập: quần áo, sách vở, bàn ghế, trầm bổng, ấm ướt, cây cỏ, chài lưới, đi đứng, ham thích…
- Từ ghép chính phụ: ao cá, mưa phùn, bút chì, làm quen, đẹp mắt.
Câu 2: Gợi ý:
- Nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp mà các em miêu tả (ví dụ: Cảnh bình minh, hoàng hôn hoặc một cảnh đẹp em yêu thích ).
- Thân đoạn: Sử dụng quan sát và liên tưởng để miêu tả đặc điểm của cảnh ấy.
+ Quan cảnh chung.
+ Màu sắc, đường nét, hình khối.
+ Bức tranh cảnh vật đã đế lại cho em ấn tượng tốt đẹp như thế nào? (gợi tình cảm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của quê hương, xứ sở).
- Kết đoạn: Nhận thức được giá trị về tình yêu quê hương đất nước.
- Hình thức
- Đoạn văn sử dụng phương thức miêu tả có thể kết hợp với tự sự và biếu cảm để gia tăng tính truyền cảm, hấp dẫn.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ ba phần chặt chẽ, mạch lạc.
- Trình bày gãy gọn, rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả; viết câu đúng ngữ pháp.
- Có sử dụng từ ghép (chính phụ hoặc đẳng lập), từ láy, quan hệ từ... đúng với văn cảnh.
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | C | A, D | C |
Câu 1:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ:
- Từ ghép đẳng lập: quần áo, sách vở, bàn ghế, trầm bổng, ấm ướt, cây cỏ, chài lưới, đi đứng, ham thích…
- Từ ghép chính phụ: ao cá, mưa phùn, bút chì, làm quen, đẹp mắt.
Câu 2: Gợi ý:
- Nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp mà các em miêu tả (ví dụ: Cảnh bình minh, hoàng hôn hoặc một cảnh đẹp em yêu thích ).
- Thân đoạn: Sử dụng quan sát và liên tưởng để miêu tả đặc điểm của cảnh ấy.
+ Quan cảnh chung.
+ Màu sắc, đường nét, hình khối.
+ Bức tranh cảnh vật đã đế lại cho em ấn tượng tốt đẹp như thế nào? (gợi tình cảm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của quê hương, xứ sở).
- Kết đoạn: Nhận thức được giá trị về tình yêu quê hương đất nước.
- Hình thức
- Đoạn văn sử dụng phương thức miêu tả có thể kết hợp với tự sự và biếu cảm để gia tăng tính truyền cảm, hấp dẫn.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ ba phần chặt chẽ, mạch lạc.
- Trình bày gãy gọn, rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả; viết câu đúng ngữ pháp.
- Có sử dụng từ ghép (chính phụ hoặc đẳng lập), từ láy, quan hệ từ... đúng với văn cảnh.