T

Để loại bỏ ion amoni (NH4+) trong nước thải, trước tiên người ta...

Câu hỏi: Để loại bỏ ion amoni (NH4​+​) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11; sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hoá NH3​. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 95% lượng amoni trong nước thải. Kết quả phân tích hai mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau:
Mẫu
Mẫu nước thải
Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít)
1​
Nhà máy phân đạm​
18​
2​
Bãi chôn lấp rác​
160​
Giả sử tiến hành xử lí hai mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép là 1,0 mg/lít. Tổng lượng amoni còn lại của cả 2 mẫu là:
A. 10.
B. 0,9.
C. 8,9.
D. 8
Kiềm hóa ion amoni để chuyển thành amoniac, sau đó oxi hóa bằng oxi không khí tạo nitơ và nước.
NH4​+​ + OH-​ → NH3​ + H2​O
4NH3​ + 3O2​ $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2N2​ + 6H2​O
Phương pháp ngược dòng nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa amoniac với oxi không khí.
Phương pháp loại bỏ 95% lượng amoni nên lượng amoni còn lại:
+ Với mẫu 1: $\dfrac{18\times 5}{100}$ = 0,9 < 1 (mg/lít) $\to$ Đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Với mẫu 2: $\dfrac{160\times 5}{100}$ = 8 > 1 (mg/lít) $\to$ Không đạt tiêu chuẩn cho phép.
$\to$ Tổng 2 mẫu là: 8 + 0,9 = 8,9 mg/lít.
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top