Để $A_2$ có giá trị cực đại thì $A_1$ bằng bao nhiêu?

inconsolable

Active Member
Bài toán
2 dao động cùng tần số.$x_1=A_1\cos(\omega t-\dfrac{5\pi}{6})$ và $x_2=A_2\cos(\omega t+\pi)$.dao động tổng hợp là $x=10\cos(\omega t+\varphi )$.Để$A_2$ có giá trị cực đại thì $A_1$ bằng bao nhiêu?
A. $10\sqrt{3}$
B. $10\sqrt{2}$
C. $5\sqrt{3}$
D. $5\sqrt{2}$
 
$\Delta \varphi =\dfrac{11\pi }{6}=\dfrac{-\pi }{6}$
$\leftrightarrow 10^{2}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}\cos\dfrac{-\pi }{6}$
$\leftrightarrow A_{1}^{2}+A_{2}\sqrt{3}A_{1}+A_{2}^{2}-100=0$
Coi phương trình bậc 2 ẩn là $X_{1}$ Ta có:
$$\Delta =400-A_{2}^{2}\geqslant 0\leftrightarrow A_{2}\leqslant 20\leftrightarrow A_{2}=20\Leftrightarrow A_{1}=\dfrac{-20\sqrt{3}}{2}=-10\sqrt{3}$$
Ko biết có nhầm ở đâu ko nữa :D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
$\Delta \varphi =\dfrac{11\pi }{6}=\dfrac{-\pi }{6}$
$\leftrightarrow 10^{2}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}\cos\dfrac{-\pi }{6}$
$\leftrightarrow A_{1}^{2}+A_{2}\sqrt{3}A_{1}+A_{2}^{2}-100=0$
Coi phương trình bậc 2 ẩn là $X_{1}$ Ta có:
$$\Delta =400-A_{2}^{2}\geqslant 0\leftrightarrow A_{2}\leqslant 20\leftrightarrow A_{2}=20\Leftrightarrow A_{1}=\dfrac{-20\sqrt{3}}{2}=-10\sqrt{3}$$
Ko biết có nhầm ở đâu ko nữa :D
Bài của em hoàn toàn chính xác, anh làm bằng giản đồ cũng ra như vậy
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
M
Bài toán
2 dao động cùng tần số.$x_1=A_1\cos(\omega t-\dfrac{5\pi}{6})$ và $x_2=A_2\cos(\omega t+\pi)$.dao động tổng hợp là $x=10\cos(\omega t+\varphi )$.Để$A_2$ có giá trị cực đại thì $A_1$ bằng bao nhiêu?
A. $10\sqrt{3}$
B. $10\sqrt{2}$
C. $5\sqrt{3}$
D. $5\sqrt{2}$
Mình nghĩ đề bài có vấn đề
Theo mình phải sửa lại thành $x_1=A_1\cos(\omega t-\dfrac{\pi}{6})$ thì cách làm của Oneyearofhope mới đúng. Biên độ dao động làm sao mà âm được!
Anh Đá Tảng anh thử trình bày cách giản đồ nếu ko sửa đề đi anh
 
M

Mình nghĩ đề bài có vấn đề
Theo mình phải sửa lại thành $x_1=A_1\cos(\omega t-\dfrac{\pi}{6})$ thì cách làm của Oneyearofhope mới đúng. Biên độ dao động làm sao mà âm được!
Anh Đá Tảng anh thử trình bày cách giản đồ nếu ko sửa đề đi anh
Anh hiện ko có cái phần mềm vẽ hình, nhưng vẽ giải đồ ra thì giải tam giác có cái góc $240^0$, nhưng dựa vào hình nó phải là $-240^0$ nên $\sin (-240^0)=\dfrac{\sqrt{3}}{2}$
Nếu bấm $\sin (240^0)=\dfrac{-\sqrt{3}}{2}$ thì ra âm :D
 
Anh hiện ko có cái phần mềm vẽ hình, nhưng vẽ giải đồ ra thì giải tam giác có cái góc $240^0$, nhưng dựa vào hình nó phải là $-240^0$ nên $\sin (-240^0)=\dfrac{\sqrt{3}}{2}$
Nếu bấm $\sin (240^0)=\dfrac{-\sqrt{3}}{2}$ thì ra âm :D
Tam giác sao lại có góc $240^0$ được anh. Nói thật là em chả hiểu
Nếu $A_1=10\sqrt{3}, A_2=20$ thì $x=10\sqrt{13}\angle -2,899$
 

Quảng cáo

Back
Top