The Collectors

Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X...

Câu hỏi: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến hình thành nên giống lúa mới này nhiều khả năng là đột biến:
A. chuyển đoạn
B. lặp đoạn
C. đảo đoạn
D. mất đoạn
Phương pháp:
Liên kết gen: Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau→ tạo thành một nhóm gen liên kết
Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Cách giải:
Trước đột biến 2 gen X và Y thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Sau đột biến hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau → đột biến làm cho 2 gen này thuộc cùng 1 nhóm gen liên kết.
Dạng đột biến có thể xảy ra là chuyển đoạn.
Đáp án A.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top