Chu kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường

  • Thread starter Thread starter ShiroPin
  • Ngày gửi Ngày gửi

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì $T_1 = T_2$. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì độ dãn của lò xo tăng hai lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là $\sqrt{2}$s. Cho kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. $1,2s$
B. $1,44s$
C. $\sqrt{2}s$
D. $2s$
 
Bài toán
Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì $T_1 = T_2$. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì độ dãn của lò xo tăng hai lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là $\sqrt{2}$s. Cho kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. $1,2s$
B. $1,44s$
C. $\sqrt{2}s$
D. $2s$
Trả lời:
Tôi đã đăng một bài tương tự tại đây:
http://vatliphothong.vn/t/2210/page-4
 
Bài toán
Một con lắc lò xo thẳng đứng và một con lắc đơn được tích điện có cùng khối lượng m, điện tích q. Khi dao động điều hòa không có điện trường thì chúng có cùng chu kì $T_1 = T_2$. Khi đặt cả hai con lắc trong cùng điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì độ dãn của lò xo tăng hai lần, con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì là $\sqrt{2}$s. Cho kì dao động của con lắc lò xo trong điện trường là
A. $1,2s$
B. $1,44s$
C. $\sqrt{2}s$
D. $2s$

Chém mù.....
Bài làm:
Ta có $T=T1=T2=2\pi.\sqrt{\dfrac{m}{K}}=2\pi.\sqrt{\dfrac{l}{g}}$
$\Delta l=\dfrac{mg}{K}$ ; $\Delta l'=\dfrac{mg'}{K}$
Mà $\Delta l'=2.\Delta l$ Nên $g'=2g$
Chu kì mới của con lắc đơn: ${T'}_2 =2\pi.\sqrt{\dfrac{l}{2g}}=\dfrac{T}{\sqrt{2}}=\sqrt{2} $ Nên T=2

Nên chọn D
 

Quảng cáo

Back
Top