The Collectors

Câu 38 trang 121 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao

Câu hỏi: Trong mặt phẳng (P) cho đường tròn (C) đường kính AC = 2R. Gọi H là điểm thuộc AC (0 < AH < 2R). Một đường thẳng ∆ đi qua H cắt đường tròn (C) tại hai điểm B và D. Gọi S là điểm cố định sao cho SA vuông góc với (P), đặt SA = h. Một mặt phẳng (Q) đi qua điểm A và vuông góc với SC cắt các đường thẳng SB, SC, SD, SH lần lượt tại các điểm B1​, C1​, D1​, H1​.
a) Chứng minh rằng tứ giác AB1​C1​D1​ nôi tiếp một đường tròn.
b) Đường thẳng ∆ phải thỏa mãn điều kiện gì để H1​ là trung điểm của B1​D1​?
c) Đường thẳng ∆ phải thỏa mãn điều kiện gì để AB1​C1​D1​ là hình vuông?
Lời giải chi tiết
1615564550921.png

A) Vì (Q) qua A và \(\left( Q \right) \bot SC\) nên \(A{B_1} \bot SC\).
Mặt khác dễ thấy \(BC \bot \left( {SAB} \right)\) nên \(BC \bot A{B_1}\).
Vậy \(A{B_1} \bot mp\left( {SBC} \right)\), tức là \(A{B_1} \bot {B_1}{C_1}\).
Tương tự như trên, ta có \(A{{\rm{D}}_1} \bot {D_1}{C_1}.\)
Do đó, tứ diện AB1​C1​D1​ nội tiếp đường tròn.
b)
1615564673534.png

Do tứ giác AB1​C1​D1​ nội tiếp đường tròn đường kính AC1​ mà AC1​ cắt B1​D1​, tại H1​ nên H1​ là trung điểm của B1​D1​, khi đó xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: \({B_1}{D_1} \bot A{C_1}\) tại H1​ (Hình 1)
- Trường hợp 2: B1​D1​ qua trung điểm H1​ của AC1​ (Hình 2)
Xét trường hợp 1
Vì \({B_1}{D_1} \bot A{C_1}\) nên \(A{B_1} = A{{\rm{D}}_1}\)
Mặt khác \(A{B_1}, A{{\rm{D}}_1}\) là hai đường cao của hai tam giác vuông SAB và SAD nên
\(A{B_1} = A{{\rm{D}}_1} \Leftrightarrow AB = A{\rm{D}}\)
(Vì \({1 \over {A{S^2}}} + {1 \over {A{B^2}}} = {1 \over {AB_1^2}}\) và \({1 \over {A{S^2}}} + {1 \over {A{D^2}}} = {1 \over {AD_1^2}}\))
Lại có AC là đường kính của (C) nên
\(AB = A{\rm{D}} \Leftrightarrow {\rm{BD}} \bot AC\).
Vậy nếu đường thẳng ∆ vuông góc với AC tại H mà 0 < AH < AC thì H1​ là trung điểm của B1​D1​.
Xét trường hợp 2 (Hình 3)
Kẻ C1​K // H1​H, do H1​ là trung điểm của AC1​ nên AH = HK = x, từ đó CK = 2R – 2x. Khi đó
\(\eqalign{ & {{2{\rm{R}} - 2{\rm{x}}} \over {2{\rm{R}} - x}} = {{CK} \over {CH}} = {{C{C_1}} \over {C{\rm{S}}}} \cr & = {{C{C_1}. C{\rm{S}}} \over {C{{\rm{S}}^2}}} = {{A{C^2}} \over {C{{\rm{S}}^2}}} = {{4{{\rm{R}}^2}} \over {{h^2} + 4{R^2}}} \cr & \Leftrightarrow \left( {R - x} \right)\left({{h^2} + 4{{\rm{R}}^2}} \right) = 2{R^2}\left({2{\rm{R}} - x} \right) \cr & \Leftrightarrow x = {{R{h^2}} \over {{h^2} + 2{{\rm{R}}^2}}} \cr} \)
Dễ thấy 0 < x < 2R
Vậy nếu đường thẳng ∆ quay quanh điểm H mà H được xác định bởi
\(AH = x = {{R{h^2}} \over {{h^2} + 2{{\rm{R}}^2}}}, H \in AC\)
thì H1​ là trung điểm của B1​D1​
 

Quảng cáo

Back
Top