T

Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh (KNTT)

Câu hỏi:

Tác giả

1. Tiểu sử
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.
- Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.
- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn).
- Dưới bàn tay vô hình (tự truyện).
- Vó ngựa trở về.
- Con dế ma.
- Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết).
- Lão Khổ.
b. Giải thưởng
- Giải nhất truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.
- Giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990 của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng.
- Giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên Tiền phong cho câu truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi".
- Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về.
- Giải thưởng văn học Thủ đô 2012 cho tập truyện ngắn Lãng Du.

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện.
- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.
- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.
c. Tóm tắt
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.
Sơ đồ tư duy về văn bản "Bức tranh của em gái tôi":
tac-gia-tac-pham-buc-tranh-cua-em-gai-toi-17264.jpg
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top