Biên độ dao động của hệ sau va chạm

Bài toán
Con lắc lò xo có độ cứng $k=200N/m$ treo vật nặng khối lượng $m_1=1kg$ đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ $A=12,5cm$. Khi $m_1$ xuống đến vị trí thấp nhất thì 1 vật nhỏ khối lượng $m_2=0.5kg$ bay theo phương thẳng đứng tới cắm vào $m_1$ với vận tốc $v=6m/s$. Biết sau va chạm vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm bằng
A. $21,4cm$
B. $10\sqrt{3}cm$
C. $20cm$
D. $10cm$

Bạn nào giải thì làm chi tiết dùm mình nha. À mà không biết dạng bài tập này có ra thi đại học ko nhỉ???
 
Bài giải:
Vị trí cân bằng cũ cách VTCB mới 1 đoạn :
$\Delta l=0,025m$
Vận tốc 2 vật sau va chạm : v=4m/s
Khi $m_{1}$ xuống vị trí thấp nhất thì $m_{2}$ cắm vào $m_{1}$ nên đây là vị trí biên của hệ 2 vật.
$\Rightarrow x=0,1m;

\omega {}'=\dfrac{20}{\sqrt{3}};
A{^{2}}'=x^{2}+\dfrac{v^{2}}{\omega {}'^{2}};
\Rightarrow A{}'=20cm$
Chọn C


Bài này bị mất đây.
 
Sao Mơ: Tính vận tốc 2 vật sau va chạm làm sao bạn?
Mình không biết làm mấy bài va chạm :sad:
Bạn phải nhớ kiến thức lớp 10.
Đây là trường hợp đơn giản nhất rồi: va chạm mềm:sau va chạm 2 vật dính vào nhau thì theo định luật bảo toàn động lượng, vận tốc của hệ 2 vật sau va chạm:
$v=\dfrac{m_{0}. V_{0}}{m+m_{0}}$
Trường hợp va chạm đàn hồi xuyên tâm mình viết luôn công thức:
1 vật khối lượng $ m_{0}$ chuyển động thẳng đều với vận tốc $v_{0}$ đến va chạm hoàn toàn đàn hồi với vật m đang đứng yên
Vận tốc của 2 vật sau va chạm:

$v=\dfrac{2. M_{0}. V_{0}}{m_{0}+m};

v_{0}{}'=\dfrac{m_{0}-m}{m_{0}+m}. V_{0}$
 
Mình cứ nghĩ công thức này chỉ áp dụng cho trường hợp vật $m$ đang đứng yên thì $m_{0}$ đến va vào :adore: Cảm ơn bạn nha! :byebye:
 

Quảng cáo

Back
Top