Biên độ dao động của con lắc trong trường hợp này

Bài toán
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 250 (g) , lò xo có K = 25 (N/m) được treo trên trần một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 (m/$s^{2}$) . Khi thang máy đứng yên, kích thích cho con lắc dao động điều hòa, chiều dài lò xo thay đổi từ 30 (cm) đến 42 (cm) . Ở một thời điểm, vật đang ở vị trí lò xo có chiều dài cực đại thì thang máy chuyển động thẳng chậm dần đều đi lên với gia tốc có độ lớn 2 (m/$s^{2}$) , biên độ dao động của con lắc trong trường hợp này bằng
A. 4 (cm)
B. 8 (cm)
C. 6 (cm)
D. 10 (cm)
 
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 250 (g) , lò xo có K = 25 (N/m) được treo trên trần một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 (m/$s^{2}$) . Khi thang máy đứng yên, kích thích cho con lắc dao động điều hòa, chiều dài lò xo thay đổi từ 30 (cm) đến 42 (cm) . Ở một thời điểm, vật đang ở vị trí lò xo có chiều dài cực đại thì thang máy chuyển động thẳng chậm dần đều đi lên với gia tốc có độ lớn 2 (m/$s^{2}$) , biên độ dao động của con lắc trong trường hợp này bằng
A. 4 (cm) B. 8 (cm) C. 6 (cm) D. 10 (cm)
Độ dãn tại vị trí cân bằng là $10$ cm

Gia tốc của thang máy : $\rightarrow g^{'}=g-a$

Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng :$\Delta l_{o}=\dfrac{mg^{'}}{k}=8 \left(cm\right)$

Vị trí cân bằng mới cao hơn vị trí cân bằng cũ $2\left(cm\right)$

Biên độ dao động mới : $A^{'}=A+2=8 $

(Với $A=\dfrac{42-30}{2}=6 $ cm )
Chọn B
 
Độ dãn tại vị trí cân bằng là $10$ cm

Gia tốc của thang máy : $\rightarrow g^{'}=g-a$

Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng :$\Delta l_{o}=\dfrac{mg^{'}}{k}=8 \left(cm\right)$

Vị trí cân bằng mới cao hơn vị trí cân bằng cũ $2\left(cm\right)$

Biên độ dao động mới : $A^{'}=A+2=8 $

(Với $A=\dfrac{42-30}{2}=6 $ cm )
Chọn B
Thang máy phải là đi lên nhanh dần đều chứ nhỉ? Vì ban đầu nó đứng yên mà! Có thể bạn ấy gõ nhầm.. Bài toán trên vẫn có thể xảy ra nhưng ban đầu vật phải là đang chuyển động thẳng đều đi lên sau đó chuyển động chậm dần đều.
 
Thang máy phải là đi lên nhanh dần đều chứ nhỉ? Vì ban đầu nó đứng yên mà! Có thể bạn ấy gõ nhầm.. Bài toán trên vẫn có thể xảy ra nhưng ban đầu vật phải là đang chuyển động thẳng đều đi lên sau đó chuyển động chậm dần đều.
Minhtangv ơi mình luôn nhìn đề và đọc đề thật kỹ trước khi đăng lên nhờ mọi người giúp đỡ mình mình cũng không hiểu sao thầy mình lại để là thang máy đi lên chậm dần đều mà không phải nhanh dần đều. Cho mình hỏi theo lí thuyết khi thang máy đứng yên ở vị trí cân bắng mà bị kích thích dao động thì trong trường hợp này thang máy phải chuyển động nhanh dần đều đúng không nếu thế thì là g (sau) = g + a = 12
Thế độ dãn mới là 12 (cm) thì bài này có xảy ra không?
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top