Biên độ của vật sau khi va chạm là :

khanhvan_bui

New Member
Bài toán
Lò xo có độ cứng k=25 N/m . Vật $m_0$ có khối lượng 500(g) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang . Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng , dùng một vật $m_1$ có khối lượng 100(g) bay theo phương ngang với vận tốc $v_0$=1,2(m/s) đến đập vào vật . Coi va chạm là va chạm đàn hồi. Sau va chạm vật $m_0$ dao động điều hòa . Biên độ dao động của vật $m_0$ là :
A. $8$ (cm)
B. $8\sqrt{2}$ (cm)
C. $4$ (cm)
D. $4\sqrt{2}$ (cm) .
 
Bài toán
Lò xo có độ cứng k=25 N/m . Vật $m_0$ có khối lượng 500(g) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang . Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng , dùng một vật $m_1$ có khối lượng 100(g) bay theo phương ngang với vận tốc $v_0$=1,2(m/s) đến đập vào vật . Coi va chạm là va chạm đàn hồi. Sau va chạm vật $m_0$ dao động điều hòa . Biên độ dao động của vật $m_0$ là :
A. $8$ (cm)
B. $8\sqrt{2}$ (cm)
C. $4$ (cm)
D. $4\sqrt{2}$ (cm) .
Lời giải
Ta áp dụng công thức tính vận tốc của 2 vật sau va chạm đàn hồi trong sách giáo khoa lớp 10 e nah. Công thức ấy như sau:​
$$v_1'=\dfrac{(m_1-m_2)v_1+2m_2v_2}{m_1+m_2}$$​
Áp dụng vào bài toán với​
$$\left\{\begin{matrix}
m_1=m_o\\
m_2=m_1\\
v_1=0\\
v_2=v_o
\end{matrix}\right.$$
E sẽ tính được $v_1'=\dfrac{2.0,1.1,2}{0,5+0,1}=0,4m/s$​
Vậy biên độ của vật sau va chạm là​
$$A=\dfrac{v_1'}{\omega }=\dfrac{\sqrt{2}}{25}m=4\sqrt{2}cm$$​
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top