Cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là

cô đơn

Active Member
Bài toán
Một vòng dây kín, phẳng có diện tích S đặt trọng một từ trường đều với cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cho vòng dây quay một góc $180^{0}$ xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây có một điện lương Q di chuyển. Bỏ qua độ tự cảm của vòng dây. Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi $\omega $ thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là
A. $\sqrt{2}\omega Q$
B. $\omega \dfrac{Q}{}\sqrt{2}$
C. $\omega Q$
D. $\omega \dfrac{Q}{2}$
 
Bài toán
Một vòng dây kín, phẳng có diện tích S đặt trọng một từ trường đều với cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cho vòng dây quay một góc $180^{0}$ xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây có một điện lương Q di chuyển. Bỏ qua độ tự cảm của vòng dây. Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi $\omega $ thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là
A. $\sqrt{2}\omega Q$
B. $\omega \dfrac{Q}{}\sqrt{2}$
C. $\omega Q$
D. $\omega \dfrac{Q}{2}$
Lời giải

Khi vòng dây quay xung quanh trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây xuất hiện suất điện động cảm ứng do có sự biến thiên từ thông trong mạch kín. Khi đó lượng điện tích Q có trong vòng dây là: $Q=I.\Delta=\dfrac{\xi_c}{R}.\Delta t=\dfrac{\Delta \phi}{\Delta t.R}.\Delta t=\dfrac{BS\cos 0-BS\cos 180^o}{R}=\dfrac{2BS}{R}$
Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi là $\omega $, thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là $I_o=\dfrac{E_o}{R}=\dfrac{BS\omega }{R}=\dfrac{Q\omega }{2}$
Chọn D
 

Quảng cáo

Back
Top