Vị trí trên màn quan sát phần quang phổ bắt đầu chồng lên nhau cách vân trung tâm khoảng là

daudaihoc

New Member
Bài toán
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn phát ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc có bước sóng trong khoảng 0.4$\mu m$ đến 0.76$\mu m$. Vị trí trên màn quan sát phần quang phổ bắt đầu chồng lên nhau cách vân trung tâm khoảng là:
A. 2,28mm
B. 1,15mm
C. 0.8mm
D. 1,2mm
 
Bài toán
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn phát ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc có bước sóng trong khoảng 0.4$\mu m$ đến 0.76$\mu m$. Vị trí trên màn quan sát phần quang phổ bắt đầu chồng lên nhau cách vân trung tâm khoảng là:
A. 2,28mm
B. 1,15mm
C. 0.8mm
D. 1,2mm
Lời giải

upload_2014-4-10_19-13-58.png

Tính khoảng vân tim = 0,4 mm. Khoảng vân đo 0,76 mm .
Từ hình mình vẽ đây. Đáp án là D (1,2 mm)
 

Attachments

  • upload_2014-4-10_19-13-17.png
    upload_2014-4-10_19-13-17.png
    5.2 KB · Đọc: 188
Mình vẫn chưa hiểu hình vẽ lắm bạn ơi, bạn giải thích rõ hơn được không?
Dải đỏ ngắn nhất chính là dải quang phổ bậc 1
Dải xanh là giải quang phổ bậc 2. Ở 2 giải quang phổ này không có sự trùng nhau vì vân đỏ bậc 1 = 0,76 mm nhỏ hơn vân tím bậc 2 = 0,8 mm
Dải đỏ dài hơn bên trên chính là giải quang phổ bậc 3. Lúc này có sự trùng nhau với giải quang phổ bậc 2 vì vân tím bậc 3 = 1,2 mm nhỏ hơn vân đỏ bậc 2. (Độ rộng chỗ trùng nhau ấy là x(đỏ bậc 2) - x(tím bậc 3)). Đề bài hỏi phần quang phổ bắt đầu trùng lên nhau thì hiển nhiên bắt đầu từ vân tím bậc 3 nên khoảng cách đến vân trung tâm chính bằng x(tím bậc 3)
 

Quảng cáo

Back
Top