Hỏi trên đoạn $S_1S_2$ có mấy điểm dao động cùng pha với $S_1$

ngocnhat95

Active Member
Bài toán
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp phát ra hai dao $ u_{s_{1}}=a\cos(\omega t) ; u_{s_{2}}=asin(\omega t) $ .Khoảng cách $S_1S_2=2,75\lambda $ . Hỏi trên đoạn $S_1S_2 $có mấy điểm dao động cực đại ,cùng pha với $ S_1$ . Chọn đáp án đúng:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp phát ra hai dao $ u_{s_{1}}=a\cos(\omega t) ; u_{s_{2}}=asin(\omega t) $ .Khoảng cách $S_1S_2=2,75\lambda $ . Hỏi trên đoạn $S_1S_2 $có mấy điểm dao động cùng pha với $ S_1$ . Chọn đáp án đúng:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Phương trình dao động của một điểm trên đoạn $S_{1}S_{2}$ có các phương trình thành phần như sau:
$$x_{1}=a\cos(\omega t-\dfrac{2\pi d_{1}}{\lambda })$$
$$x_{2}=a\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{2\pi d_{2}}{\lambda })$$
Nên phương trình giao động tổng quát là:
$$x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{4}-\dfrac{\pi (d_{2}+d_{1})}{\lambda })$$
$$\rightarrow x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-3\pi )$$

Nên cùng pha hay ngược pha thì tùy thuộc vào $2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })$ nên có nhiều điểm cùng pha với $S_{1}$
ngocnhat95 chưa gặp bài ni khi mô cả. Mới làm đây nên không biết có đúng không nữa!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thế này nhé.2 nguồn vuông pha.tìm cực đại cùng pha với nguồn ta có $-0,5-AB<(K+0,5)\lambda<AB+0,5 \rightarrow k=7$ nhưng do trung điểm AB cực đại nhưng không cùng pha nên số cùng pha = $\dfrac{7}{2}-1=3$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thế này nhé.2 nguồn vuông pha.tìm cực đại cùng pha với nguồn ta có $-0,5-AB<(K+0,5)\lambda<AB+0,5 \rightarrow k=7$ nhưng do trung điểm AB cực đại nhưng không cùng pha nên số cùng pha = $\dfrac{7}{2}-1=3$

Đề là dao động cùng pha mà sao lại cực đại cực tiểu?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Trước giờ mình làm bài chẳng để ý.Cứ thấy cùng pha ngược pha là làm như vậy.Không làm như bạn.Bài nào cũng ra đúng đáp số cả. 1,8 phút mà làm như bạn chắc cũng hơi mệt ^^
 
Phương trình dao động của một điểm trên đoạn $S_{1}S_{2}$ có các phương trình thành phần như sau:
$$x_{1}=a\cos(\omega t-\dfrac{2\pi d_{1}}{\lambda })$$
$$x_{2}=a\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{2\pi d_{2}}{\lambda })$$
Nên phương trình giao động tổng quát là:
$$x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{4}-\dfrac{\pi (d_{2}+d_{1})}{\lambda })$$
$$\rightarrow x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-3\pi )$$

Nên cùng pha hay ngược pha thì tùy thuộc vào $2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })$ nên có nhiều điểm cùng pha với $S_{1}$
ngocnhat95 chưa gặp bài ni khi mô cả. Mới làm đây nên không biết có đúng không nữa!


Mình cũng làm thế và kết quả là 2 bạn.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Trước giờ mình làm bài chẳng để ý.Cứ thấy cùng pha ngược pha là làm như vậy.Không làm như bạn.Bài nào cũng ra đúng đáp số cả. 1,8 phút mà làm như bạn chắc cũng hơi mệt ^^

Bạn làm thế chắc do may mắn thôi. CHứ h nếu người ta hỏi số điểm cực đại cùng pha với $S_2$ thì sao

Mà bạn tính 1 câu 1,8 phút. thế 1 câu lí thuyết bạn cũng làm trong 1,8 phút ak.
 
À,mình hiểu vấn đề rồi,pt $S_1$ khác pt $S_2$ nên đề nói cùng pha với $S_1$,bài mình làm là 2 nguồn cùng pha,
 
Thì Nhật cứ xem đi. Mình sai ở đâu. Mà sao lại ra 2 được nhỉ? Bạn làm tiếp ra 2 đi



Tiếp bài của bạn nhé. Để dao động cùng pha thì
$\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda } =(2k+1)\pi$
Nên $ d_2-d_1=(2k-\dfrac{3}{4})\lambda $
Suy ra $ -2,75 <2k-\dfrac{3}{4} <2,75 $ Nên $-1<k <1,75$

Nên có 2 giá trị k thỏa mãn là $k=0;1 $
 
Phương trình dao động của một điểm trên đoạn $S_{1}S_{2}$ có các phương trình thành phần như sau:
$$x_{1}=a\cos(\omega t-\dfrac{2\pi d_{1}}{\lambda })$$
$$x_{2}=a\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{2}-\dfrac{2\pi d_{2}}{\lambda })$$
Nên phương trình giao động tổng quát là:
$$x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-\dfrac{\pi }{4}-\dfrac{\pi (d_{2}+d_{1})}{\lambda })$$
$$\rightarrow x=2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })\cos(\omega t-3\pi )$$

Nên cùng pha hay ngược pha thì tùy thuộc vào $2a\cos(\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda })$ nên có nhiều điểm cùng pha với $S_{1}$
ngocnhat95 chưa gặp bài ni khi mô cả. Mới làm đây nên không biết có đúng không nữa!

Bạn chú ý cái chỗ $\cos(\omega t-3\pi )=-\cos \omega t$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top