Tốc độ cực đại của m trong quá trình dao động sau va chạm là?

dodactruong9559

New Member
Bài toán
Con lắc đơn dài 80cm, vật nặng 100g dao động với biên độ góc $30^o$. Khi vật lên tới vị trí cao nhất thì có vật m' tới va chạm xuyên tâm đàn hồi với m theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của m tại vị trí này. Biết rằng vật m'=m, tốc độ trước va chạm của m' là 214,4$\dfrac{cm}{s}$. Tốc độ cực đại của m trong quá trình dao động sau va chạm là:
A. 259.6 $\dfrac{cm}{s}$
B. 214.4 $\dfrac{cm}{s}$
C. 231.6 $\dfrac{cm}{s}$
D. 246.7 $\dfrac{cm}{s}$
 
Bài toán
Con lắc đơn dài 80cm, vật nặng 100g dao động với biên độ góc $30^o$. Khi vật lên tới vị trí cao nhất thì có vật m' tới va chạm xuyên tâm đàn hồi với m theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của m tại vị trí này. Biết rằng vật m'=m, tốc độ trước va chạm của m' là 214,4$\dfrac{cm}{s}$. Tốc độ cực đại của m trong quá trình dao động sau va chạm là:
A. 259.6 $\dfrac{cm}{s}$
B. 214.4 $\dfrac{cm}{s}$
C. 231.6 $\dfrac{cm}{s}$
D. 246.7 $\dfrac{cm}{s}$
Giải:
Bài toán này ta có thể hiểu đơn giản là vật nặng m treo vào con lắc đơn. Ở vị trí có li độ 30 vật được chuyền 1 vận tốc là $v_0 =214,4 cm/s.$
Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng O áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
$\dfrac{1}{2}mv_0^2 =\dfrac{1}{2}mv^2 - mgh$ với $h=l(1-\cosa)$
$\Rightarrow v = 259.6 cm/s$
Chọn D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
  • Like
Reactions: aka
Giải:
Bài toán này ta có thể hiểu đơn giản là vật nặng m treo vào con lắc đơn. Ở vị trí có li độ 30 vật được chuyền 1 vận tốc là $v_0 =214,4 cm/s.$
Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng O áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
$\dfrac{1}{2}mv_0^2 =\dfrac{1}{2}mv^2 - mgh$ với $h=l(1-\cosa)$
$\Rightarrow v = 259.6 cm/s$
Chọn D.
Mình tưởng va chạm đàn hồi xuyên tâm vận tốc trong trường hợp này giảm một nửa chứ sao lại không đổi.

Giải:
Bài toán này ta có thể hiểu đơn giản là vật nặng m treo vào con lắc đơn. Ở vị trí có li độ 30 vật được chuyền 1 vận tốc là $v_0 =214,4 cm/s.$
Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng O áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
$\dfrac{1}{2}mv_0^2 =\dfrac{1}{2}mv^2 - mgh$ với $h=l(1-\cosa)$
$\Rightarrow v = 259.6 cm/s$
Chọn D.
Tớ tưởng là vận tốc giảm một nửa trong trường hợp này chứ, do va chạm đàn hồi xuyên tâm mà
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình tưởng va chạm đàn hồi xuyên tâm vận tốc trong trường hợp này giảm một nửa chứ sao lại không đổi.


Tớ tưởng là vận tốc giảm một nửa trong trường hợp này chứ, do va chạm đàn hồi xuyên tâm mà
Trả lời:
Bạn hiểu sai bản chất và đã lẫn giữa va chạm mềm và va chạm đàn hồi rồi.
Nếu 2 vật có cùng khối lượng va chạm nhau thì:
Va chạm mềm thì sau va chạm 2 vật dính vào nhau và có vận tốc bằng nửa vậ tốc ban đầu.
Va chạm đàn hồi thì sau va chạm hai vật trao đổi vận tốc.
 

Quảng cáo

Back
Top