Trong những năm gần đây, phương thức xét tuyển dựa trên bài thi đánh giá năng lực hoặc tư duy đang chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số chỉ tiêu vào các trường Đại học trên cả nước. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

2(140).png


Cánh cửa Đại học ngày càng rộng mở với các em học sinh khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường Đại học được tự chủ tuyển sinh theo luật Giáo dục đại học (GDĐH) sửa đổi (luật 34). Cũng vì lý do này mà trong những năm qua, ngày càng có nhiều phương án xét tuyển mới được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh có cơ hội được cọ sát và có thêm tấm vé vào trường Đại học mình yêu thích. Nổi bật trong các phương thức đó phải kể đến bài thi đánh giá năng lực, tư duy.

Thay vì dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả của bài thi tốt nghiệp THPT, thời gian gần đây có rất nhiều trường Đại học đã phân bổ lại tỉ trọng xét tuyển. Cụ thể, các trường tập trung tăng chỉ tiêu cho hình thức đánh giá qua bài kiểm tra năng lực tư duy lên từ 10-20%. Đồng thời giảm chỉ tiêu cho phương án xét tuyển qua bài thi chung theo đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vào ngày 20/12 trường Đại học Kinh tế quốc dân công bố đề án tuyển sinh 2023. Theo đó chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT giảm 45% (chỉ còn 25% chỉ tiêu trong tổng số 6200 sinh viên/ đợt xét). Ngoài ra trường dành 3% chỉ tiêu dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa. Khoảng 40% chỉ tiêu được đánh giá thông qua bài thi của trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (có thể kết hợp với các yếu tố đánh giá khác như chứng chỉ tiếng Anh,...)

>> Xem thêm tại: https://vnexpress.net/dai-hoc-kinh-...hi-tieu-xet-tuyen-thi-tot-nghiep-4550492.html

Cũng trong chiều 20/12, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố dự kiến dành khoảng 20-30% chỉ tiêu xét từ điểm thi đánh giá năng lực. Trong năm 2023, Đại học Quốc gia TP HCM dành ít nhất 45% chỉ tiêu tuyển sinh từ điểm thi đánh giá năng lực, tăng so với mức 40% của năm ngoái.

Hiện nay, trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn chưa công bố chỉ tiêu và các điều kiện xét tuyển cụ thể cho từng phương thức. Tuy nhiên năm 2022, trường dành 10-20% trong gần 8.000 chỉ tiêu để xét tuyển tài năng, 50-60% cho kết quả thi đánh giá tư duy, còn lại dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Có thể thấy rằng, phương thức xét tuyển dựa trên bài đánh giá tư duy, năng lực đang ngày càng được quan tâm. Các bạn học sinh nên nắm bắt thông tin này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chinh phục kỳ thi Đại học sắp tới.

Nguồn tham khảo: vnexpress.net, thanhnien.vn