Muốn bứt phá số điểm trên lớp thì việc tối ưu hóa cách trình bày thông tin trong vở là điều bạn nên thử ít nhất một lần. Bởi việc hệ thống kiến thức và trình bày nội dung học tập một cách đơn giản dễ nhớ trên vở là điều không hề dễ dàng. Chỉ khi bạn thực sự hiểu và nắm được từ khóa, ý chính trong bài thì mới có thể ghi chép theo cách dễ hiểu nhất. Trong bài viết này hãy cùng Zix điểm qua 3 phương pháp ghi chép thần thánh được hội thủ khoa nhà người ta truyền tai nhau sau mỗi năm học nhé!
phuong-phap-ghi-chep-bai-hieu-qua.jpg

1. Cách ghi chép cho môn tiếng Anh

Với môn tiếng Anh, nội dung kiến thức cần ghi nhớ chủ yếu liên quan đến từ vựng và ngữ pháp. Phương pháp ghi chép phù hợp nhất giúp bạn tiếp thu ngữ pháp dễ dàng và có thể hiểu sâu được từ vựng đó là phương pháp tạo bảng (THE CHARTING METHOD)
1PY1KG4_a0g-pcXWirtSXkw.jpeg

Thông tin được hệ thống thành từng cột và hàng. Với mỗi từ vựng ở hàng ngang bạn sẽ khai triển dữ liệu về ý nghĩa, cách sử dụng, ví dụ, collocation, đồng nghĩa và trái nghĩa theo hàng dọc Việc ghi nhớ và tìm kiếm từ vựng khi cần thiết sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết với bảng thông minh. Cách làm cũng sẽ tương tự với phần ngữ pháp tiếng Anh nhưng sẽ thay đổi về nội dung ở cột dọc bao gồm ý nghĩa, cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết, ví dụ, lỗi sai thường mắc khi làm phần ngữ pháp đó.

2. Cách ghi chép cho môn Văn và KHXH

Với môn Văn và các môn KHXH bạn cần hệ thống thông tin ngắn gọn dễ nhớ để có thể áp dụng trong lúc làm bài thi. Ví dụ khi nhắc đến một đoạn thơ bạn sẽ biết từng câu nội dung chính là gì? cụm từ cần phân tích là gì và ý nghĩa. Hay khi nói đến một sự kiện lịch sử bạn sẽ nhớ đến diễn biến thời gian nguyên nhân và kết quả. Và hai phương pháp "tiếp cận 8 hướng" (8Q MATRIX) và Sơ đồ tư duy (MIND MAPPING) sẽ giúp bạn làm điều này

Trong đó, 8Q Matrix thường được ứng dụng trong môn lịch sử. Chủ đề chính sẽ là sự kiện lịch sử, 8 ô còn lại sẽ lần lượt là thời điểm diễn ra, sự kiện diễn ra như thế nào (mấy giai đoạn), ai là người có liên quan đến sự kiện, sự kiện diễn ra ở đâu, tại sao lại thua cuộc (chiến thắng),...
Screen-Shot-2020-09-29-at-08.56.11.png

Phương pháp sơ đồ tư duy (MIND MAPPING) phổ biến hơn và có thể ứng dụng ở tất cả môn học. Ví dụ xem tại đây
Tennis-mindmap.png

3. Cách ghi chép cho môn Toán và KHTN

Với các môn liên quan đến tính toán, bạn cần ghi chép phương pháp làm bài và hướng tư duy logic. Để giúp bạn làm điều này dễ dàng hơn, Zix giới thiệu đến bạn phương pháp ghi chép CORNELL.
1zowNt5ulxP0j3b_dK3DYjw.png

Để sử dụng phương pháp Cornell, bạn chia giấy làm 3 hoặc 4 phần như trên ảnh. Trong đó cột bên trái chiếm 30% diện tích và còn lại là cột bên phải với 70% diện tích. Các kiến thức cách làm bài sẽ được ghi vào cột bên phải. Cột còn lại bạn sẽ ghi những câu hỏi, bài toán phổ biến cho nội dung bài học đó. Và hàng cuối bạn sẽ ghi chú những lỗi sai thường gặp nếu có hoặc những tổng kết ghi chú đặc biệt.
Hy vọng với những phương pháp ghi chép kể trên bạn sẽ đạt được kết quả cao trong các môn học! Chúc các bạn thành công!