Tiếng việt là một phần thi bắt buộc trong bài thi đánh giá năng lực vào đại học. Để hiểu rõ thêm về phần thi này, các bạn cùng đọc bài viết này nhé!

Pastel Fun Yes No Question Instagram Post.png

Tiếng Việt là một phần không thể thiếu với tất cả chúng ta từ khi sinh ra và biết nhận thức đến hiện tại. Chúng ta mua hàng bằng tiếng Việt, nói chuyện với người thân bạn bè bằng tiếng Việt, chúng ta đi học bằng tiếng Việt. Và thay vì chỉ kiểm tra phần Nghị luận xã hội và văn học như đề thi tốt nghiệp, bài thi Đánh giá năng lực đã yêu cầu thí sinh có sự hiểu biết kỹ hơn về tiếng Việt với nội dung câu hỏi mới lạ.

Nhưng là người Việt tại sao lại phải thi tiếng Việt?

Với cách thi tự luận truyền thống, đề thi Văn đa phần để kiểm tra phần Văn học. Nhưng đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội lại chú trọng những phần năng lực căn bản của một người giỏi văn, đó là khả năng sử dụng tiếng Việt và đọc hiểu.

Phần thi tiếng Việt trong kỳ thi ĐGNL không chỉ yêu cầu những thí sinh phải biết rõ về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà còn yêu cầu họ phải nhìn nhận tiếng Việt như là một bộ môn khoa học. Từ đó, tìm ra những lý thuyết về văn phạm, đặc trưng về chính tả của tiếng Việt được đề ra trong bài thi.

Phần thi này không phải dành cho những bạn giỏi văn chương, viết lách, vì giám khảo không đòi hỏi bạn phải có trình độ cao về viết lách thì mới vượt qua được phần này. Nên dù bạn là dân thi tự nhiên hay dân thi xã hội thì cũng sẽ có lợi thế như nhau.
1678898437326.png
Nội dung câu hỏi yêu cầu những kiến thức vừa thực tế nhưng cũng đòi hỏi các thí sinh cần hiểu sâu hiểu rõ về cách sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt. Do đó một số nội dung trong bài thi dù gần gũi với đời sống nhưng đã khiến rất nhiều bạn học sinh mất điểm oan. Để bạn có thể đạt điểm cao trong bài thi này, Zix sẽ đưa ra một vài tips học cho các bạn như sau:
1/ Trước khi thi hãy lên mạng tìm hiểu “một số lỗi chính tả thường gặp của người Việt” bạn sẽ nhặt được rất nhiều thông tin bổ ích và rất có thể sẽ có cả phần được đưa vào đề thi của các bạn.
2/ Đọc thật kỹ đề khi làm bài và suy luận một cách có logic theo hoàn cảnh được đưa ra trong câu trong đề thi.
3/ Ghi chép từ khóa ra giấy và dựa vào từ khóa để trả lời câu hỏi trong đề thi.
4/ Tham khảo các đề thi từ năm trước
Cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả, đừng quên kiểm tra lại một lượt trước khi nộp bài các bạn nhé.

Chúc các bạn thi tốt và đạt kết quả cao!