T

Soạn bài Từ đồng nghĩa - Siêu ngắn

Câu hỏi:

Phần I​

THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?
1.
- Từ đồng nghĩa với rọi: soi, tỏa, chiếu, …
- Từ đồng nghĩa với trông: nhìn, ngó, dòm, liếc, …
2. Các nhóm từ đồng nghĩa:
a) Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc, …
b) Mong: trông mong, mong đợi, hi vọng, …

Phần II​

CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA
1. Nghĩa của từ “quả” “trái” giống nhau hoàn toàn.
2. Nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh”:
- Giống: đều chỉ cái chết.
- Khác:
+ Bỏ mạng: chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ coi thường.
+ Hi sinh: chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả mang sắc thái kính trọng.

Phần III​

SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA
1.
- Thay thế được “quả” với “trái” cho nhau vì nghĩa của chúng không thay đổi.
- Từ “bỏ mạng” “hi sinh” không thay thế được cho nhau vì sắc thái ý nghĩa của bỏ mạng là giễu cợt, còn của hi sinh là kính trọng.
2. Chia li là chỉ chia tay lâu dài, thậm chí là không gặp lại, vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận; chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại.

Phần IV​

LUYỆN TẬP

Câu 1 -> 4​

Trả lời câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các từ đồng nghĩa đó là:
- gan dạ: can đảm, can trường
- nhà thơ: thi nhân, thi sĩ.
- mổ xẻ: phẫu thuật, giải phẫu
- của cải: tài sản.
- nước ngoài: ngoại quốc
- chó biển: hải cẩu
- đòi hỏi: yêu cầu, nhu cầu
- năm học: niên khóa
- loài người: nhân loại
- thay mặt: đại diện.
Trả lời câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các từ gốc Ấn – Âu tương ứng là:
máy thu thanh: ra-đi-ô
xe hơi: ô tô
sinh tố: vi-ta-min
dương cầm: pi-a- nô
Trả lời câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:
Từ toàn dân
Từ địa phương
bao diêm
hộp quẹt
bố
cha, tía, ba
quả dứa
trái thơm
củ sắn
củ mì
Trả lời câu 4 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- đưa ⟹ trao
- đưa ⟹ tiễn
- kêu ⟹ phàn nàn
- nói ⟹ mắng, cười
- đi ⟹ mất, từ trần.

Câu 5 -> 9​

Trả lời câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Từ ngữ
Nghĩa của từ
ăn
xơi
chén
- chỉ sắc thái bình thường.
- chỉ sắc thái trang trọng, lịch sự.
- chỉ sắc thái thân mật, suồng sã.
cho
tặng
biếu
- chỉ quan hệ trên dưới hoặc có khi là ngang bằng.
- không phân biệt ngôi thứ trên dưới, mang ý khen tặng, khuyến khích.
- sự kính trọng của người dưới với người trên.
yếu đuối
yếu ớt
- nghiêng về sự thiếu hụt của tinh thần.
- nghiêng về thể trạng, thể chất.
xinh
đẹp
- cái đẹp nghiêng về hình thức của sự vật nói chung, thường được cảm giác bằng thị giác.
- mức độ cao hơn so với xinh.
tu
nhấp
nốc
- uống nhiều, liền mạch, không lịch sự.
- uống một ít bằng đầu môi, chủ yếu là nếm vị.
- uống nhiều, nhanh và thô tục.
Trả lời câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các từ thích hợp là:
a)
- … thành quả …
- … thành tích ...
b)
- … ngoan cố …
- … ngoan cường …
c)
- … nghĩa vụ …
- … nhiệm vụ …
d)
- … giữ gìn …
- … bảo vệ …
Trả lời câu 7 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a)
- đối xử / đối đãi
- đối xử
b)
- trọng đại / to lớn
- to lớn
Trả lời câu 8 (trang 117, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Đặt câu:
- Bác Hồ là một con người bình thường nhưng vĩ đại.
- Tớ không nghĩ cậu lại làm cái việc tầm thường ấy.
- Kết quả học tập tốt là phần thưởng dành cho những bạn chăm chỉ.
- Hậu quả của việc nói dối là không ai tin mình nữa.
Trả lời câu 9 (trang 117, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Chữa các từ dùng sai:
- hưởng lạc => hưởng thụ
- bao che => che chở
- giảng dạy => nhắc nhở
- trình bày => trưng bày
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top