Rèn luyện phương pháp học Vật Lý hiệu quả trong mùa thi

hocmaina

New Member
Đối với vật lý, môn khoa học gắn với cuộc sống hằng ngày và tương lai thì vật lí phổ thông thì vật lý phổ thông chính là nhập môn để đưa chúng ta bước vào cánh cửa đó. Tuy nhiên, để học tập tốt vật lý phổ thông thì phải có phương pháp học tập đúng đắn mới đạt hiệu quả cao

Các phương pháp học tập bao gồm:

1. Xây dựng sự yêu thích môn Vật Lý
Khi bạn yêu thích, bạn sẽ tạo ra được sự hứng thú cần thiết và có thêm động lực để học tập môn học này

Làm như thế nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…

Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.

2. Học rèn luyện tốt trí nhớ
Trí nhớ tốt giúp nhớ rõ, vững vàng các bài học trước đó trên lớp qua đó giúp ôn thi đại học môn Vật lý hiệu quả hơn.

Phương pháp rèn luyện trí nhớ là gì?
Đó là, trước khi làm bài hoặc học bài mới chúng ta luôn dành thời gian học lại các bài học cũ, sau đó trong quá trình làm bài sẽ tài hiện lại các bài học cũ qua đó giúp học tập hiểu quả cũng như rèn luyện tốt hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.

3. Luôn luôn tự tìm tòi, mở rộng vốn kiến thức của bản thân
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…

Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

4. Cùng bạn bè thành lập một nhóm học tập Vật lý từ 3 đến 5 người
Trong nhóm cần có sự phân công hợp lý để đạt hiệu quả cao trong việc học tập

Học bài mới

1. Lý thuyết
- Đầu tiên, hãy chăm chú nghe giảng, như vậy mới hiểu rõ được những vấn đề trong vật lý.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Để trực quan, các em có thể lên mạng và tìm những hình ảnh, đoạn phim mình họa, mô phỏng những hiện tượng, những thí nghiệm đã được học trên lớp vào trước đó.

- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Công thức trong môn Vật lý vô cùng quan trong. Vì vậy, học sinh cần phải dành nhiều thời gian cũng như sự tập trung để học tốt phần này. Ngoài ra thì cách tốt nhất để ghi nhớ công thức đó chính là làm bài tập nhiều. Càng làm nhiều thì càng nhớ được công thức tốt hơn và càng áp dụng công thức rõ ràng hơn.

- Bạn cũng có thể sử dụng các công thức trong sách giáo khoa để giải các bài tập trắc nghiệm do sách giáo khoa thường được biên soạn cho dễ hiểu nên các công thức được rút gọn từ những công thức tổng quát.

- Đối với bài học mới, cần đọc trước bài ở nhà trước khi nghe giảng trên lớp. Khi nghe thầy cô giảng thì phải tập trung, chú ý ghi chép đầy đủ và ghi lại những chỗ quan trọng trước khi đến lớp.

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

- Đối với các định nghĩa, khái niệm và định luật: cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ, từng ý và nhớ chính xác các mệnh đề trước khi phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Luôn tập thới quen tự làm bài toán, tóm tắt các bài học theo ý mình và sau khi học xong để sao cho theo dàn bài, dễ dàng hiểu rõ và ghi nhớ chính xác các bài học.

2. Phần bài tập:

- Sau khi đọc đề xong thì việc quan trọng nhất đó là tóm tắt bài toán, với việc tóm tắt bài toán giúp chúng ta tìm dữ kiện cần thiết trong đề bài, biết các đại lượng và từ đó có thể xác định được hướng giải của bài tập.

- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

- Đối với những bài tập có nhiều phép tính phức tạp thì vẽ hình còn quan trọng hơn nhiều. Chính vì vậy nên hãy vẽ hình thật lớn và ghi đầy đủ các dữ kiện của bài toán trên hình. Từ đó có thể giúp cho việc xác định hướng dẫn, tính toán và sai sót trong bài hạn chế ở mức tối đa nhất.

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

-Đối với các bài tập ở mức độ dễ và trung bình trong sách bài tập thì cần làm hết trước, sau đó cố gắng hoàn thành những bài tập khó.

Đối với cách làm bài tập, cần phải dành thời gian ưu tiên những bài tập dễ và cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa hoặc tài liệu ôn tập do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Sau đó luyện tập các kĩ năng giải trắc nghiệm trước khi làm bài tập dài và khó đòi hỏi nhiều thời gian.

Trình tự làm một bài toán vật lý là:

- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa của bài toán (nếu có)

- Suy nghĩ những công thức liên quan tới bài tập và áp dụng công thức nào.

- Biến đổi công thức và kết hợp các công thức của bài toán.

- Thế số vào công thức và tìm ra đáp số bài toán.

- Để ý đơn vị bài toán đá đúng chưa, xem kết quả có phù hợp với bài toán và phù hợp với thực tế hay không.

3. Ôn tập:
- Sau khi kết thúc chương, cần làm dàn bài, dàn ý để tóm tắt toàn bộ chương học. Việc làm dàn ý không mất nhiều thời gian, ngoài ra còn đạt hiệu quả cao trong việc ghi nhớ, nắm vững phần lý thuyết nhờ hệ thống toàn bộ chương học, xâu chuỗi được kiến thức cả chương.

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

Lưu ý thêm:

* Đề thi THPT Quốc Gia môn Vật lý có cả phần bài tập và lý thuyết, chính vì vậy nên học sinh cần học vững phần lý thuyết và bài tập. Không nên học phần lý thuyết một cách qua loa, như vậy sẽ mất điểm ở những câu lý thuyết khá đơn giản. Ngoài ra, học vững lý thuyết còn giúp dễ dàng giải các bài tập hơn.

Do vậy, cần hiểu vững lý thuyết bằng cách phần tích các định nghĩa, ý kiến và suy luận kĩ càng chữ không phải nhồi nhét các kiến thức cần ghi nhớ.

* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.

4. Các vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý:
- Đọc đề một lần từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn thì giải ngay và tô phướng án vào câu trả lời và phiếu trả lời trắc nghiệm.

- Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.

- Đợt làm đầu tiên không nên "sa lầy" vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.

- Khi hết thời gian làm bài, cần phải tô hết những câu hỏi chưa giải quyết xong, tránh những tình trang bỏ có những câu trả lời. Kiểm tra lại một lần xem thử có bỏ sót câu nào cũng như có đáp án nào tô sai hay không.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Quảng cáo

Back
Top