The Collectors

Nghiên cứu cơ chế nhân đôi ADN của 1 loài sinh vật trong phòng thí...

Câu hỏi: Nghiên cứu cơ chế nhân đôi ADN của 1 loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả như hình dưới đây. Giả sử có 3 ADN nặng (ADN có cấu tạo hoàn toàn từ N15) cùng tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ chứa N14. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử ADN nhẹ (ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N14) gấp 31 lần số ADN lai (ADN cấu tạo từ N14 và N15). Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây về quá trình nhân đôi ADN này là đúng?
image6.png
I. Thí nghiệm này chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa ADN này là 30 phút.
III. Tổng số mạch polinucleotit chỉ chứa N14 là 378.
IV. Số phân tử ADN nhẹ tạo ra sau 1 giờ là 18.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về kết quả của quá trình nhân đôi ADN để giải bài tập.
Cách giải:
I đúng.
Vì nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 nên sau 2 giờ:
- Tổng số phân tử ADN con là: 3 $\times $ 2n​ (n là số lần nhân đôi)
- Số phân tử ADN lai = số mạch N15 ban đầu = 2 $\times $ 3 = 6 (phân tử)
- Số phân tử ADN nhẹ = 3 $\times $ 2n​ - 6
Mà số phân tử ADN nhẹ gấp 31 lần số ADN lai → 3 $\times $ 2n​ - 6 = 31 . 6
→ n = 6.
Sau 2 giờ, tế bào nhân đôi 6 lần → Thời gian tế bào là: 2 $\times $ 60 : 6 = 20 (phút) → II sai.
Số phân tử chỉ chứa N14 là: 186 (phân tử)
Số phân tử chứa cả N14 và N15 là: 6 phân tử
Số mạch chỉ chứa N14 là: (3 $\times $ 26​ - 6) $\times $ 2 + 6 = 378 (mạch) → III đúng.
Sau 1 giờ, tế bào trải qua 3 lần nhân đôi → Số ADN nhẹ được tạo ra là: 3 $\times $ 23​ - 6 = 18 (phân tử)
→ IV đúng.
Đáp án A.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top