Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.

Một loài thực vật có bộ NST (2n = 40) và hàm lượng ADN trong nhân...

Câu hỏi: Một loài thực vật có bộ NST (2n = 40) và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 16pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng ADN trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến​
A​
B​
C​
D​
Hàm lượng NST​
40​
40​
60​
40​
Hàm lượng ADN​
15pg​
17pg​
24pg​
16pg​
Phát biểu nào đúng khi nói về các thể đột biến trên?
A. Thể đột biến C có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến tam bội.
B. Thể đột biến A có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến thể một nhiễm.
C. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn trên một NST.
D. Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn hoặc đột biến chuyển đoạn trên một NST.
A. Sai. C là đột biến tam bội chứ không thể là đột biến lặp đoạn NST
B. Sai, A là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn NST chứ không thể là đột biến thể một nhiễm vì 2n =40
C. Sai, B có làm thay đổi hàm lượng ADN nên không thể là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST
D. đúng, vì D không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đôi số lượng NST, Do đó đây là đb đảo đoạn hoặc đb chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đột biến gen.
Đáp án D.