Khoảng cách xa nhất mà máy dò được ánh sáng ứng với nguồn màu tím

  • Thread starter Thread starter Demonhk
  • Ngày gửi Ngày gửi

Demonhk

Active Member
Bài toán
Trong chân không, người ta đặt một nguồn sáng điểm tại A có công suất phát sáng không đổi. Lần lượt thay đổi nguồn sáng tại A là ánh sáng tím bước sóng λ=380nm và ánh sáng lục bước sóng λ2=547,2nm. Dùng một máy dò ánh sáng, có độ nhạy không đổi và chỉ phụ thuộc vào số hạt phôton đến máy trong một đơn vị thời gian, dịch chuyển máy ra xa A từ từ. Khoảng cách xa nhất mà máy còn dò được ánh sáng ứng với nguồn màu tím và nguồn màu lục lần lượt là r1r2. Biết |r1r2|=30km. Giá trị r1
A. 180km
B. 210km
C. 150km
D. 120km
 
Bài toán
Trong chân không, người ta đặt một nguồn sáng điểm tại A có công suất phát sáng không đổi. Lần lượt thay đổi nguồn sáng tại A là ánh sáng tím bước sóngλ=380nm và ánh sáng lục bước sóng λ2=547,2nm. Dùng một máy dò ánh sáng, có độ nhạy không đổi và chỉ phụ thuộc vào số hạt phôton đến máy trong một đơn vị thời gian, dịch chuyển máy ra xa A từ từ. Khoảng cách xa nhất mà máy còn dò được ánh sáng ứng với nguồn màu tím và nguồn màu lục lần lượt là r1r2. Biết |r1r2|=30km. Giá trị r1
A. 180km
B. 210km
C. 150km
D. 120km
Theo đề ta có thể hiểu độ nhạy là số photon đến 1 phần diện tích cố định của máy.
Số photon do nguồn phát ra:
n=PW=Pλhc
Gọi S là phần diện tích của máy mà photon lọt vào thì:
n14πr12.S=n24πr22.S
λ1r12=λ2r22
r1r2=λ1λ2=56
Lại có r2r1=30r1=150km;r2=180km
C là phương án cần được khoanh.
 

Quảng cáo

Back
Top